LIÊN HỆ & HỖ TRỢ

Quý khách hàng vui lòng để lại thông tin liên hệ. Chúng tôi sẽ liên lạc lại trong thời gian sớm nhât!

CẢM ƠN QUÝ KHÁCH ĐÃ LIÊN HỆ. VUI LÒNG ĐỂ LẠI THÔNG TIN CHÚNG TÔI SẼ LIÊN HỆ LẠI NGAY.
Liên hệ TriggerM Automation
Villa 32D6 Saigon Pearl
92 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh
quynp@triggerm.digital
092 189 8271
Kết nối với chúng tôi
tiếp cận kênh email

10 câu hỏi thường gặp khi mới tiếp cận kênh Email

Khi mới bắt đầu tiếp cận Email Marketing, mình cá là bạn khá hoang mang, mất phương hướng. Và chắc có lẽ nhiều bạn nằm trong trường hợp đã từng đảm nhận một vị trí khác trong Digital Marketing mà không phải là Email Marketing thì nay lại bị chuyển qua làm Email Marketing. Đột nhiên, bạn phải ngay lập tức thông suốt các từ thuật ngữ như hard bounce, soft bounce, click through,…

Và tự hỏi tại sao để  xác định tỷ lệ click through tốt, làm sao email không vào spam, …

Nhằm giúp bạn một phần nào đó hiểu về Email Marketing, dưới đây là tổng hợp 10 câu hỏi thường gặp khi bắt đầu làm Email Marketing.

1. Có nên mua một danh sách để bắt đầu kế hoạch email marketing hay không?

Câu trả lời là “Không”

Bạn sẽ không bao giờ muốn mua danh sách nếu bạn biết việc làm này mang lại nhiều rủi ro lớn cho doanh nghiệp bạn.

Có một điều chắc chắn là những liên hệ trong danh sách bạn mua sẽ không biết bạn là ai. Điều này có nghĩa rằng, khi họ nhận được email từ bạn, họ sẽ không chỉ không mở ra hay click vào bởi vì không biết bạn là ai mà họ còn có thể đánh dấu spam email của bạn.

Điều này có thể khiến bạn làm giảm khả năng gửi email của mình và làm ảnh hưởng đến sự thành công về lâu về dài của chiến dịch Email Marketing.

>>> Xem thêm: Tại sao mua danh sách lại là một ý tưởng tồi

2. Làm thế nào để phát triển danh sách email marketing theo hướng organic?

Nếu như bạn không thể mua danh sách email, việc tiếp theo là nên tập trung vào phát triển danh sách của bạn theo hướng organic – nghĩa là người dùng sẽ opt in để nhận tin từ doanh nghiệp của bạn.

Một trong những cách đơn giản nhất để phát triển danh sách là offer cho người dùng (một nội dung gì đó đằng sau một form), và yêu cầu họ phải cung cấp email để truy cập nội dung đó. Đây chỉ là một cách để phát triển danh sách của bạn, nhưng nó minh hoạ nguyên lý cơ bản đằng sau sự tăng trưởng database của các contact organic.

Hay nói cách khác là bạn sẽ sử dụng những Lead Magnet – Thính đủ thu hút để người dùng có thể tự nguyện để lại thông tin của mình để nhận được thính mà bạn đã tạo ra.

>>> Xem thêm: 15 ý tưởng thu lead magnet hiệu quả nhất

email marketing
Form opt – in


3. Một bản tin email nên được đặt ở đâu trong email marketing?

Có rất nhiều loại email khác nhau được gửi đi – bản tin email chỉ là một dạng của email marketing. Một bản tin qua email thường là về một chủ đề quảng bá các nội dung khác nhau, nhằm mục đích để người đọc đọc các nội dung đó. Bản tin email cũng có thể chứa ads hoặc các offer đặc biệt, nhưng chúng thường không nổi bật.

tiếp cận kênh email

Đa số mọi người nghĩ rằng họ cần bản tin email, nhưng thường thì kế hoạch email marketing sẽ có các đóng góp hiệu quả hơn nếu nội dung gửi đi thực sự cụ thể phù hợp với phễu marketing của doanh nghiệp. Hãy dành nhiều thời gian cho việc phân khúc danh sách và gửi đi những email chứa nội dung nhằm mục đích chuyển đổi người nhận xuống sâu trong phễu marketing hơn, thay vì kết nối nhiều nội dung trong một bản tin.

4. Tần suất gửi email marketing như thế nào là hợp lý?

Việc này cũng tuỳ. 

Bạn có thể bạn tạo nhiều nội dung và chia sẻ với các contact vào 7 giờ sáng mỗi ngày. Danh sách của bạn có thể thích sự đều đặn đó.

Hoặc danh sách của bạn cũng có thể không muốn nghe từ bạn nhiều hơn một lần một tháng. Vì điều đó là quá nhiều. Khách hàng của bạn cũng không có nhiều thời gian dành cho bạn.

Ví dụ: Nếu bạn là một doanh nghiệp B2B, đối tượng khách hàng của bạn cũng sẽ không thích việc bạn gửi email bản tin nhiều hơn 1 lần 1 tuần.

Kết luận: Gửi email với tần suất mà người nhận muốn thì bạn cần hiểu rõ về khách hàng của mình và gửi thử nghiệm để tìm ra tần suất gửi phù hợp cho doanh nghiệp mình.

5. Làm sao để biết email marketing không bị vào mục spam?

Mình chắc chắn bạn đã từng ngẫu nhiên nhận được những email marketing từ các doanh nghiệp khác gửi vào mục spam, nên đương nhiên là bạn không muốn email marketing của mình cũng có kết cục tương tự.

Không có 1 đơn vị nào có thể cam kết tỷ lệ vào inbox cho bạn. Tuy nhiên, trên thế giới, vẫn có một nhà cung cấp có thể đo được đường đi của email là ReturnPath. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng dịch vụ của ReturnPath thì giá hơi chát (tầm 1-2 ngàn đô cho 50.000 gửi đi)

Vì vậy, một việc quan trọng có thể làm để không dính spam là tự mình xây được danh sách email opt-in – không mua data. Bạn cũng có thể theo dõi những phương pháp thực tiễn hiệu quả như xác định bạn là ai trong mục tên người gửi, khiến việc unsubscribe dễ dàng, phân khúc danh danh và tuỳ chỉnh nội dung phù hợp với các phân khúc này, dọn dẹp danh sách, và không tấn công dồn dập người nhận với quá nhiều email.

Sau đó, bạn có thể tự đánh giá vị trí của hộp thư đến khách hàng dựa vào tỷ lệ mở. Hầu hết các nền tảng email marketing đều báo cáo tỷ lệ này.

Thông thường nếu:

Tỷ lệ mở >25% ⇒ Uy tín của bạn khá tốt và thư của bạn được gửi tới hộp thư chính của khách hàng

Tỷ lệ mở 15 – 25% ⇒ Email bạn gửi có thể không vào mục Spam nhưng email cần được tối ưu hơn

Tỷ lệ mở < 15% ⇒ Có thể email của bạn bị rơi vào mục spam

Một lưu ý giúp bạn giảm tỷ lệ email vào spam: Luôn gửi test trước cho 3 – 5 địa chỉ email để kiểm tra xem thử email có vào inbox hay không. Nếu 90% vào Inbox thì bạn có thể gửi tới các liên hệ mình có.

>>> Xem thêm: Thư đến bị chuyển vào Spam – Nguyên nhân và cách khắc phục


tiếp cận kênh email
Dùng content chất lượng để người đọc tự động đăng kí

6. Làm thế nào để chắc chắn email trông thật chuyên nghiệp khi gửi đi?

Đây cũng là một trong những việc khó khăn mà bạn phải đối mặt khi mới bắt đầu. Mỗi khi bạn viết một email,đặc biệt là Html mail, bạn gửi đi nhưng nó sẽ xuất hiện khác nhau đối với người nhận. Tại sao? Bởi vì mỗi nhà cung cấp email hiển thị HTML khác nhau. Đây là một trong những thứ ngoài tầm kiểm soát của bạn.

Vì vậy, bạn cần ngồi xuống, test và test các email để đảm bảo rằng chúng hoạt động được trên các nền tảng khác nhau. Nhà cung cấp dịch vụ email marketing có thể giúp bạn với điều đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo hàng loạt các tài khoản email trên các nền tảng khác nhau, tự test các email, ước đoán và kiểm tra đến khi các email trông ổn điều này có thể tốn nhiều thời gian nhưng hiệu quả về lâu dài

Với mình, mình đề xuất bạn nên sử dụng dạng Text. Vì theo thống kê, việc sử dụng Html mail cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ email vào spam cao hơn.

>>> Xem thêm: 12 sai lầm cần tránh khi gửi email

7. Tỷ lệ mở và tỷ lệ nhấp (click through) có ý nghĩa như thế nào?

Tỷ lệ mở và tỷ lệ nhấp là những tiêu chuẩn phổ biến nhất khi nói về một chiến dịch email marketing thành công. Tỷ lệ mở là phần trăm số người mở email trên tổng số người nhận. Tỷ lệ nhấp là phần trăm số người nhấp vào link có trong email trên tổng số người nhận. Hai số liệu này là những cái được nghĩ đến nhiều nhất khi đo lường email marketing, nhưng đây không phải là những số liệu duy nhất bạn có thể đo lường.

tiếp cận kênh email
Bên cạnh tỷ lệ mở và tỷ lệ nhấp, cần theo dõi các số liệu khác tuỳ mục đích

Những số liệu khác tuỳ thuộc vào mục tiêu của email gửi ra. Bạn đang muốn tạo lead? Hay muốn ai đó đăng ký cho bản demo? Muốn ai đó mua sản phẩm? Bạn cần chỉ ra được bạn muốn đo lường sự tác động của email như thế nào trên các con số này.

8. Làm sao để biết dòng tiêu đề nào tốt hơn?

Có những dòng tiêu đề email hiệu quả hơn một số khác – chúng thường súc tích, thu hút  và hướng tới sự hành động.

Mặc dù đã nói vậy, các dòng tiêu đề cũng có thể rơi vào các trường hợp đặc biệt. Sử dụng những phương pháp thực tiễn như một điểm khởi đầu, và chạy A/B testing để xác định chính xác điều gì khiến dòng tiêu đề của bạn thu hút người nhận mở mail 

tiếp cận kênh email
A/B testing trong Mautic


9. Điểm khác biệt giữa hard bounce (hỏng cứng) và soft bounce (hỏng mềm)?

Khi một email bị bounce (bị trả về), điều đó có nghĩa rằng người gửi không thể chuyển nó đến địa chỉ email khác.

Một hard bounce thể hiện việc gửi đi fail vĩnh viễn – bởi vì địa chỉ email đó không tồn tại, không hợp lệ hoặc đã bị khóa.

Mặt khác, một soft bounce cho thấy việc gửi fail là do một vấn đề sự cố tạm thời. Chẳng hạn như: Hộp thư chính bị đầy hoặc hộp thư đó chặn nội dung của bạn, server bị lỗi hoặc nội dung mail bạn gửi quá nặng so với hộp thư của người nhận

Để giữ danh sách sạch, hãy chắc chắn rằng các hard bounce được loại bỏ và các soft bounce được theo dõi. 

10. Làm sao để giảm tình trạng unsubscribe email?

Nếu bạn không muốn phá luật, bạn không bao giờ nên ngăn ai đó unsubscribe email của bạn. CAN-SPAM, một trong những luật quan trọng nhất đối với marketer, quy định rằng các email marketer cần tạo thuận lợi cho người dùng unsubscribe email bằng cách cung cấp đường link rõ ràng ở trong tin nhắn và trân trọng họ khi họ vẫn còn ở đó.

Ngoài ra, nếu bạn không có nút unsubscribe thì dễ dẫn đến tình trạng khách hàng đánh dấu bạn là spam và họ cảm thấy bạn đang làm phiền họ.

Thế nên mình hiểu được khi sếp của bạn muốn làm gì đó khi tỷ lệ unsubscribe tăng quá nhanh. 

Nhìn chung, để giảm việc unsubscribe thì bạn cần phân khúc (segmentation) và cung cấp nội dung phù hợp đối với từng phân khúc khách hàng đó.

Hiện tại khi nhắc tới Segmentation người ta thường nghĩ tới các danh sách (list) vì đa phần gửi email marketing hoặc sms thì trước tiên phải cần danh sách để gửi.

List chỉ là 1 loại Static Segment (Phân nhóm tĩnh) trong hoạt động segmentation. Các giải pháp Marketing Automation hiện tại đều có khả năng tạo ra 1,2 hoặc cả 3 loại segment chính trong hoạt động Segmentation. 3 loại segment chính này cần dùng khi nào thì phụ thuộc vào mục tiêu chiến dịch

>>> Xem thêm: Các Loại Segmentation Cơ Bản trong Marketing Automation

Trên đây là 10 câu hỏi thường gặp đối với những bạn mới tiếp cận Email Marketing. Nếu bạn muốn tìm hiểu hệ thống gửi Email Marketing với việc thu thập danh sách khách hàng tiềm năng và nuôi dưỡng với những chuỗi email chất lượng mà bạn tạo ra. Hãy tìm hiểu tính năng của Mautic tại mục tính năng của hệ thống Mautic trên thanh Menu nhé!

Đội ngũ TriggerM Automation sưu tầm và biên soạn.

Mục lục