LIÊN HỆ & HỖ TRỢ

Quý khách hàng vui lòng để lại thông tin liên hệ. Chúng tôi sẽ liên lạc lại trong thời gian sớm nhât!

CẢM ƠN QUÝ KHÁCH ĐÃ LIÊN HỆ. VUI LÒNG ĐỂ LẠI THÔNG TIN CHÚNG TÔI SẼ LIÊN HỆ LẠI NGAY.
Liên hệ TriggerM Automation
Villa 32D6 Saigon Pearl
92 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh
quynp@triggerm.digital
092 189 8271
Kết nối với chúng tôi

TRAINING EMAIL MARKETING ESSENTIAL – BUỔI 3

REVIEW BUỔI 2

  • 4 Dạng email marketing: newsletter, marketing, transactional. automation
  • Phân loại segments
  • Hướng dẫn gửi đúng nội dung – đúng tần suất
  • Thực hành thao tác import data và nhập nội dung emails

Xem chi tiết: TRAINING EMAIL MARKETING ESSENTIAL – BUỔI 2 

NỘI DUNG KHÓA TRAINING EMAIL MARKETING ESSENTIAL BUỔI 3: Làm cách nào để nội dung email của mình được vào inbox

Tối ưu emails: có 2 vấn đề: Technique (kỹ thuật) và Content (nội dung)

Trước hết cùng xem qua email quảng cáo của Lazada với email của Trung tâm Tiếng Anh thầy Quý và nhận xét tại sao email Lazada lại nằm ở promotion (quảng cáo), còn email Trung tâm Tiếng Anh thầy Quý thì vào inbox. Sau buổi chia sẻ ngày hôm nay, các bạn sẽ có cách nhìn tổng quan, đánh giá được tại sao email lại vào phần promotion và cách hạn chế để tối ưu email vào inbox.

1. Về phần kỹ thuật

1.1. Chưa cấu hình xác thực domain để gửi mail không bị vào spam  (SPF, DKIM,…) 

  • Yêu cầu bên đơn vị cung cấp xác thực.
  • Nếu đang dùng tài khoản gmail cá nhân để gửi email marketing thì nên thay đổi qua email theo domain để sử dụng (bởi vì email cá nhân thì hạn chế việc mình gửi ra khoảng 50-70 mail/tuần và nếu email gửi thông qua các nhà cung cấp domain thì dễ bị chặn, vì vậy nên gửi theo email doanh nghiệp).

Ví dụ như hình bên dưới là email của TriggerM được gửi và xác thực bởi amazonses.com, có mã bảo mật.

Còn như ví dụ dưới đây thì email vào spam vì không có mã bảo mật.

1.2 Domain bị blacklist

Khi vào giao diện chính của Mxtoolbox thì nhấp vào Blacklists. Gắn domain hoặc IP vào vào ấn Blacklist Check.

  • Tạo sub – domain để warm up dần dần, hoặc mua 1 domain để sử dụng.

1.3 Một vài lí do domain bị vào blacklist

  • Lịch sử gửi email: từng sử dụng các hệ thống email marketing khác như mailchimp để đi spam và bị họ chặn lại thì lúc đó đã có lịch sử đen và có blacklist.
  • Gửi đến tệp data không chất lượng.
  • Từng được nhiều bên bị blacklist gửi email đến và mình thì hay mở những email như vậy thì vô tình bị hiểu lầm là cố ý mở giùm các email này để thoát khỏi tình trạng bị blacklist .
  •  Website cài plugin chứa mã độc, hack,…

1.4 Giải pháp để tránh bị blacklist

  • Làm sạch dữ liệu data: https://verify-email.org/
  • Đổi qua subdomain: nghĩa là thêm một sub ở phía trên domain. Ví dụ alphabooks.vn => email.alphabooks.vn. Về bản chất thì một domain có thể tạo rất nhiều sub-domain và subdomain ảnh hưởng rất ít đến domain chính.
  • Train filter của google: kêu gọi 30 người/tuần cùng nhau bấm report not spam, bấm dấu sao, phản hồi lại email. Nhưng tốn nhiều thời gian.
  • Đổi domain.

Kết luận: Mọi người nên nắm chắc nền tảng về kỹ thuật trước rồi mới triển khai hoàn thiện phần nội dung. Bởi vì nếu gặp lỗi ở phần kỹ thuật, domain bị đưa vào blacklist thì dù nội dung có hấp dẫn thì vẫn không tối ưu email vào hộp inbox được.

2. Về phần nội dung

Soft Bounce Email (hay gọi là email hỏng mềm) là địa chỉ email hợp lệ, tuy nhiên nó bị trả lại vì:

  • Các hộp thư của người nhận bị đầy (người sử dụng vượt quá hạn ngạch của họ).
  • Server mail bị lỗi.
  • Nội dung mail quá nặng so với hộp thư của người nhận.

Hard Bounce Email (hay email hỏng cứng) xảy ra khi email đã bị từ chối vĩnh viễn hoặc vì:

  • Địa chỉ email không hợp lệ.
  • Các địa chỉ email không tồn tại.

2.1 Tối ưu email:

  • Có chứa các liên kết thống kê email như bit.ly, goo.gl,..
  • Các từ khóa nhận diện spam phổ biến nhất là: Khuyến mãi 50%, chiết khấu khủng, giảm giá sốc, nhanh tay đăng ký,..
  • Email có chứa thông tin bản giá.
  • Sử dụng các đoạn text đậm/in hoa dài cũng dễ dàng bị gmail đánh dấu spam.
  • Nội dung email chỉ chứa hình ảnh cũng dễ dàng bị đánh dấu spam. (Nên chèn thêm dòng text kèm 1-2 hình ảnh hoặc tạo thêm 1 hành động click vào để xem ảnh/ xem chi tiết).

2.2 Các lỗi khi soạn email

  • Có quá nhiều nội dung được viết hoa.
  • Trong một email sử dụng nhiều màu sắc khác nhau.
  • Code HTML, cẩu thả, như kiểu copy từ Microsoft Word qua HTML.
  • Email chỉ có một hình ảnh lớn, không có hoặc có rất ít nội dung văn bản thuần (hầu hết các bộ lọc không xem được hình ảnh, video, nên nếu nội dung mail chứa các đối tượng vượt ngưỡng cho phép thì nó cũng sẽ liệt vào dạng SPAM Mail).
  • Sử dụng từ “ kiểm tra” hay “test” trong dòng tiêu đề khi gửi mail.
  • Gửi đến nhiều người nhận trong cùng một công ty (tường lửa email của công ty sẽ cho rằng đó là một cuộc tấn công spam).
  • Gửi cùng một nội dung đến nhiều người (trong các công cụ email marketing thì Mautic là một trong những công cụ cho phép bạn tạo ra những nội dung có tính động. Túc là sẽ khác nhau khi gửi cho nhiều người trong danh sách khách hàng bạn có, với cơ chế này thì các bộ lọc mail sẽ không nghi ngờ bạn).
  • Gửi mail đến tập khách hàng mà họ không hề biết bạn.
  • Nội dung mail không phù hợp với đối tượng nhận mail.
  • Sử dụng icon hay email builder.

2.3 Những từ khóa hay bị vào spam cần lưu ý

Đây là danh sách các từ khóa dễ bị cho vào spam, ở mỗi lĩnh vực khác nhau các bạn cần lưu ý. Ví dụ như trường hợp của anh Chính có chia sẻ ở đầu buổi về bảo hiểm, thì lĩnh vực bảo hiểm thì được xem là vấn đề khá nhạy cảm trong email, vì các bên khác đã sử dụng nhiều các từ “đảm bảo”, “bảo hiểm”, “tăng thêm”,…nên dần dần bộ lọc của google họ ngầm hiểu và mặc định đó là các từ khóa spam. Thuật toán AI của google sẽ cập nhật hằng ngày nên khi các bạn trùng hợp các từ này thì có thể hạn chế hoặc phải tối ưu thêm trước khi mình gửi tới khách hàng. Bởi vì các đơn vị khác họ cũng triển khai chiến dịch email marketing và hiện nay MailChimp đang được sử dụng phổ biến nên vô hình chung nếu triển khai theo cùng một bộ template hay từ khóa thì email của các bạn có thể bị spam hoặc vào phần promotion.

Xem thêm: Các từ khóa hay khiến email vào spam

2.4 Guideline hướng dẫn gửi mail warm up tài khoản mới

Cấu trúc email

Địa chỉ người gửi – nên là tên người thật, có cả phần ký tê. Ví dụ: quynp@triggerm.digital – Quý Nguyễn TriggerM Automation.

Tránh các email chung chung như: sale, marketing, info, contact, cskh, marketing,… thậm chí từ no-reply được sử dụng rất nhiều và đang được ngầm hiểu là gửi email marketing để quảng cáo chứ không phải mong muốn tương tác với người dùng. Trong trường hợp không may các bạn gửi sai tên người dùng hoặc người dùng không mở mail, hoặc sai nội dung gửi mà người dùng mong muốn, thì chính “no-reply” làm ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến dịch email marketing của mình.

Mở đầu email:

Nên chào hỏi cá nhân hóa người dùng.

Ví dụ: 

Chào chị A! hay Anh B thân mến!

Nội dung email

  • Phần nội dung email nên ngắn gọn, không quá dài và chứa nhiều hình ảnh nặng.
  • Càng nặng thì gửi mail càng lâu và nhiều hình thì sẽ có nhiều khả năng vào quảng cáo do google không đọc được hình ảnh.
  • Mỗi email chỉ nên chưa từ 0-2 hình ảnh. Nén hình ảnh để giảm dung lượng. Hình ảnh nhẹ: <500KB – < 1MB. Sử dụng công cụ https://tinypng.com/ để nến dung lượng của hình ảnh.
  • Nên để độ rộng của email theo độ rộng mặc định của hệ thống, nếu hình ảnh khi up lên có khổ quá bự, thì hãy kéo ở góc để độ rộng hình ảnh vừa với độ rộng mặc định là 600px.

Cuối thư: Nên có chữ ký riêng.

Và luôn luôn nhớ có nút unsubscribe: Hiện tại theo cập nhật vào tháng 3/2020 của chính sách email marketing về quyền lợi bên khách hàng, khi gửi email cho khách hàng nhưng đó không phải là do khách hàng chủ động để lại email, mà mình cố tình đi spam, thì khi khách hàng kiện thì sẽ bị phạt 10-80 triệu. Vì vậy bắt buộc phải có nút unsubscribe để google hiểu mình đang xin phép khách hàng. Trong trường hợp khách hàng không đồng ý thì họ có thể thoải mái ấn vào nút hủy nhận tin nhắn, việc này giúp cho công ty có thể lọc được danh sách khách hàng thực sự quan tâm đến nội dung của mình.

Guideline gửi mail warm up tài khoản mới

2.5 Quy trình gửi mail warm up

Bước 1: Tự gửi cho user trong nội bộ (gmail, outlook hỗn hợp, tầm 30 user) sau đó tự mở và tự đánh dấu là quan trọng để các bộ lọc hiểu email từ domain này đi ra là quan trọng -> vào inbox tốt hơn. Ngoài ra mọi người còn so sánh được phần trăm email vào inbox và vào promotion là bao nhiêu. Ví dụ gửi 30 mail, chỉ có 10 mail vào inbox thì mình cần phải quay lại tối ưu (các nội dung tối ưu đã được trình bày ở trên).

Bước 2: Trong 2 tuần đầu mỗi lần mình gửi ra nên theo nấc: 500 emails -> 1000 emails -> 1500 emails -> 2000 emails.

Bước 3: không gửi quá nhiều (trên 10.000 contact 1 lần gửi trong 1 tháng đầu tiên, nên chia nhỏ ra mỗi lần gửi).

  • Có hoạt động xây dựng danh sách (khách nhập địa chỉ vào form => hệ thống gửi email xác nhận) => hệ thống có email gửi đều đặn mỗi giờ (dù ít) cũng sẽ đáng tin cậy lâu lâu mới gửi 1 lần số lượng lớn.
  • Có cơ chế hủy nhận tin, lọc bounce, làm sạch danh sách không tương tác.

2.6 Quy trình gửi mail test

Quy trình gửi mail test là kiểm tra email trước khi gửi cho khách hàng:

Sau khi soạn xong email bạn có thể có sẵn 1 segment để test hoặc test bằng cách send example cho khoảng 10 địa chỉ email.

  • Kiểm tra giao diện trên laptop – mobile đã ổn chưa.
  • Kiểm tra lỗi chính tả, hiển thị hình ảnh.
  • Kiểm tra tỉ lệ vào hộp thư chính – nếu khoảng 70% vào là tự tin mang gửi cho khách hàng.

Để thực hành ngay, bạn vui lòng cho TriggerM xin lại thông tin bên dưới để tạo khoản demo Mautic miễn phí:

    

Mục lục