LIÊN HỆ & HỖ TRỢ

Quý khách hàng vui lòng để lại thông tin liên hệ. Chúng tôi sẽ liên lạc lại trong thời gian sớm nhât!

CẢM ƠN QUÝ KHÁCH ĐÃ LIÊN HỆ. VUI LÒNG ĐỂ LẠI THÔNG TIN CHÚNG TÔI SẼ LIÊN HỆ LẠI NGAY.
Liên hệ TriggerM Automation
Villa 32D6 Saigon Pearl
92 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh
quynp@triggerm.digital
092 189 8271
Kết nối với chúng tôi

Hướng dẫn chi tiết cách thu hút khách hàng với Lead Magnet

Hiện nay chúng ta đang trong thời đại công nghiệp hoá 4.0, việc thu hút khách hàng không còn chỉ ở trực tiếp tại cửa hàng, gõ cửa giới thiệu sản phẩm đến tận nhà… mà chúng ta có thể thu hút những khách hàng tiềm năng bằng những nền tảng số như website, mạng xã hội… Từ đó bạn sẽ chuyển đổi họ thành khách hàng trả tiền cho sản phẩm của mình. 

Một trong những cách chuyển đổi khách hàng tự nhiên, bền vững bạn có thể áp dụng là dùng Lead magnet. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn 3 bước chủ yếu để thu hút khách hàng tiềm năng với công cụ đó là Lead magnet. Hãy tham khảo thử nhé!

Xác định đối tượng

Để thu hút khách hàng thành công thông qua Lead magnet, đầu tiên bạn cần xác định đối tượng. Tại sao lại phải làm vậy? Nguồn lực của bạn là có hạn, bạn không thể tiếp cận, giới thiệu sản phẩm của bạn đến tất cả mọi người. Bạn cần xác định ai là đối tượng phù hợp với sản phẩm, đối tượng mà có tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng trả tiền của bạn cao nhất. 

Đến đây có lẽ bạn vẫn còn mơ hồ không biết, vậy họ là ai, họ ở đâu…, đúng không? Có một công cụ được rất nhiều công ty sử dụng để xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn đó là phân tích customer persona hay chân dung khách hàng. Cụ thể, customer persona là gì và tại sao nó được nhiều công ty sử dụng để phân tích và thu hút khách hàng mục tiêu, hãy xem tiếp nhé!

Customer Persona là gì?

Customer persona, hay còn gọi là buyer persona, là chân dung khách hàng của bạn, là một mô tả chung về những khách hàng tiêu biểu của công ty bạn. Chúng là những chỉ số, những thông tin khái quát, đại diện cho khách hàng. Một cách dễ hiểu nhất, chân dung khách hàng là hình ảnh đối tượng khách hàng mà công ty muốn nhắm đến đến, có khả năng mua sản phẩm và trung thành với thương hiệu.

Khi bạn hiểu được customer persona, đó là nền tảng vững chắc giúp bạn sáng tạo nội dung, chỉnh sửa sản phẩm, dịch vụ để phù hợp với khách hàng. Từ đó, giúp bạn thực hiện bất cứ thứ gì có liên quan đến khách hàng với mục đích thu hút khách hàng đến với công ty của bạn.

Customer persona đại diện cho những suy nghĩ, hành động… khi khách hàng tiềm năng cân nhắc các lựa chọn của họ để tìm kiếm giải pháp cho vấn đề mình gặp phải. Đó là những thứ liên quan đến thái độ, mối quan tâm hay các tiêu chí cụ thể khiến khách hàng tiềm năng lựa chọn bạn hoặc đối thủ cạnh tranh của bạn.

Customer persona cũng được sử dụng trong việc vận hành các phòng ban nội bộ, đặc biệt là marketing và sales. Bộ phận marketing biết được ai là khách hàng mục tiêu của mình để có thể thu hút họ một cách hiệu quả. Bộ phận sales thì có thể điều chỉnh chiến lược bán hàng phù hợp với từng đối tượng khách hàng mục tiêu.

Ví dụ: Một cửa hàng tạp hoá đã phân tích những chân dung khách hàng của họ như sau:

  • Bà Nga: Nhân vật này đại diện cho những khách hàng lớn tuổi và chú trọng về giá.
  • Bà mẹ Hồng Nhung: Nhân vật này đại diện cho một bà nội trợ. Bà ấy đang tìm kiếm những món đồ tiết kiệm và thường mua với số lượng lớn cho gia đình.
  • Cô gái trẻ Bích Hà: Nhân vật này đại diện cho một nữ doanh nhân trẻ, độc thân, người chỉ cần mua ít đồ tạp hóa và quan tâm đến thực phẩm tốt cho sức khỏe hơn là giá cả.

Vai trò của chân dung khách hàng (Customer Persona)

Bán giày cao gót để leo núi? Bán thịt cho người ăn chay? Đừng vội cười, vì nếu không có chân dung khách hàng, bạn hoàn toàn có thể rơi vào những tình huống “dở khóc, dở cười” như vậy. Bạn sẽ không bao giờ thu hút được khách hàng, thuyết phục họ quan tâm và chi trả sản phẩm của bạn khi bạn không biết được đối tượng của mình ở đâu, họ cần và thích gì…

Customer persona giúp bạn hiểu khách hàng của mình (và khách hàng tiềm năng) tốt hơn. Lợi ích mang lại là rất to lớn. Sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng hơn, nội dung được sản xuất phù hợp và đánh trúng tâm lý khách hàng. Từ đó, các chiến dịch quảng cáo đạt hiệu quả tốt, tốn ít chi phí hơn. Và thương hiệu tạo ra thông điệp ý nghĩa lan tỏa đến đối tượng khách hàng và thu hút khách hàng đến trải nghiệm sản phẩm của mình nhiều hơn. 

Nói cách khác, bạn có thể biết khách hàng mục tiêu của bạn là người bạn cần để ý, nhưng bạn có biết nhu cầu và sở thích cụ thể của họ là gì không? Nền tảng họ hay dùng là gì? Để có được sự hiểu biết đầy đủ về những gì khiến khách hàng nên chọn bạn, điều quan trọng là phải phát triển personas chi tiết cho công ty của bạn.

Ví dụ: thay vì gửi cùng một email nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng đến toàn bộ danh sách email của bạn, bạn có thể phân đoạn theo người mua và điều chỉnh, cá nhân hoá tin nhắn của bạn theo những gì bạn biết về các personas khác nhau.

Ta hãy xét tiếp ví dụ bên trên:

  • Nếu anh chủ tiệm tạp hoá hiểu rằng Bà Nga để ý về giá, anh ta sẽ tặng kèm phiếu giảm giá và thậm chí có thể đề nghị bán giá đặc biệt cho bà ấy.
  • Nếu nhóm marketing hiểu rằng một trong những nhóm khách hàng chính của họ là thuộc kiểu Bà mẹ Hồng Nhung, thì họ có thể tạo ra một chiến lược quảng cáo đánh vào ý thức tiết kiệm và mua với số lượng lớn. Nhìn chung, hiểu thêm về khách hàng sẽ có lợi cho toàn bộ công ty.

Bây giờ, bạn đã sẵn sàng để bắt đầu tạo personas người mua của bạn?

Xây dựng chân dung khách hàng (Customer Persona)

Một bản vẽ chân dung khách hàng cần có một vài yếu tố như sau:

  • Bảng thông tin: tên, tuổi, địa chỉ, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, … đó là tất cả những gì bạn cần điền đầy đủ về chân dung khách hàng của mình.
  • Hành vi trên Internet: họ sử dụng mạng xã hội nào thường xuyên nhất, họ tìm kiếm thông tin trên kênh nào, họ quan tâm vấn đề gì…, hãy liệt kê và đánh giá theo chỉ số thường xuyên cho các hành vi này của khách hàng.
  • Mong muốn và thành tựu: họ đã sở hữu được bao nhiêu căn hộ, họ đã đi được bao nhiêu quốc gia, … tìm kiếm những thông tin liên quan đến lĩnh vực của bạn cho câu hỏi này.
  • Thách thức và lo ngại: không chỉ nói về những điều tích cực mà đôi khi khai thác khía cạnh cảm xúc lắng đọng của khách hàng cũng là yếu tố giúp thương hiệu của bạn tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ hơn.
  • Vai trò: một influencer, người thân trong gia đình, hay bạn bè… sẽ có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ?

Đây là những thứ bạn cần xây dựng, xác định cho một bản vẽ chân dung khách hàng hoàn thiện nhất, từ đó sẽ mang lại cho bạn một chiến dịch hiệu quả. 

Để thu được các thông tin hữu ích từ khách hàng mà không làm họ thấy phiền phức, khó chịu, bạn có thể tham khảo một số phương thức tiếp cận sau:

  • Phỏng vấn trực tiếp: hãy đảm bảo rằng bộ câu hỏi bạn phỏng vấn ngắn gọn, dễ trả lời và đừng quên tạo khoảnh khắc vui nhộn để khách hàng cảm thấy thoải mái khi chia sẻ nhé!
  • Focus group (nhóm tập trung): mời những người trong phạm vi khách hàng tiềm năng cùng thảo luận về vấn đề bạn đặt ra cũng là một cách thú vị giúp khách hàng tương tác với thương hiệu và tạo dựng niềm tin.
  • Sử dụng biểu mẫu/khảo sát với câu hỏi có sẵn: nhớ rằng các câu hỏi đặt ra phải trả lời được tất cả các vấn đề bạn muốn tìm hiểu nhất, bạn cần cung cấp các giá trị hấp dẫn với họ để họ trả lời biểu mẫu chính xác hơn. Ví dụ như gửi tặng họ một ebook chẳng hạn.
  • Dựa vào các bản nghiên cứu thị trường sản phẩm, đối tượng khách hàng mục tiêu của đối thủ trong ngành.

Một số lưu ý khi xây dựng chân dung khách hàng

  • Chỉ cần tạo 3-5 chân dung khách hàng đại diện cho những khách hàng tiêu biểu.
  • Kêu gọi sự tham gia của các nhân viên, vì họ là những người tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất.

Để xây dựng một chiến lược thu hút khách hàng hiệu quả thì không thể thiếu một bản chân dung khách hàng thật cụ thể, chi tiết. Đây là cơ sở giúp nội bộ công ty sáng tạo ra cách thức để chinh phục đối tượng mục tiêu hiệu quả và nhanh chóng.

Xác định Customer Insight để thu hút khách hàng

Chân dung khách hàng mang lại cho bạn những customer insight gì cho việc thu hút khách hàng tiềm năng của bạn?

  • Tiêu chí quyết định

Đâu là điểm mà sản phẩm, dịch vụ của bạn khiến cho khách hàng tiềm năng chọn bạn chứ không phải đối thủ cạnh tranh, và kỳ vọng của họ đối với mỗi điểm nổi bật đó là gì?

  • Hành trình người mua

Đây là quá trình mà người mua trải qua, từ biết đến thương hiệu cho đến khi trả tiền cho sản phẩm của bạn.

  • Rào cản nhận thức

Những thứ khiến người mua chưa tin rằng sản phẩm của bạn là thứ tốt nhất mà họ nên mua về sử dụng? Những nhận thức này có thể bắt nguồn từ những trải nghiệm tiêu cực với những sản phẩm tương tự trước đây hay từ những phản hồi, đánh giá trên các trực tuyến. 

  • Yếu tố thành công

Khách hàng của bạn mong muốn nhận được gì sau khi mua sản phẩm của bạn, nó giải quyết được vấn đề gì mà họ đang gặp phải?

  • Sự ưu tiên

Điều gì khiến cho sản phẩm của bạn được khách hàng lựa chọn thay vì những sản phẩm khác trên thị trường, của các đối thủ cạnh tranh. Đừng nhầm lẫn sự ưu tiên với các điểm đau mà khách hàng gặp phải, nó chỉ đơn giản dựa trên giải pháp của bạn tốt hơn đối thủ thôi.

Cách thu hút khách hàng thông qua Lead Magnet

Sau khi bạn đã vẽ nên chân dung khách hàng của mình, bạn vẽ lên được hành trình mua hàng của họ, thế nhưng việc thu hút khách hàng còn chậm, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng còn thấp. Bạn đừng lo, có một chiến lược tăng tốc độ phát triển rất hiệu quả, bạn có thể sử dụng để tăng tỷ lệ chuyển đổi và tìm được nhiều khách hàng tiềm năng hơn mỗi ngày. Một trong những cách tốt nhất là tạo ra một lead magnet (tạm dịch – Nam châm thu hút khách hàng).

Tìm hiểu về Lead Magnet

Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu lead magnet là gì? Đồng thời sẽ gợi ý cho bạn các loại lead magnet mà bạn có thể sử dụng để thu hút khách hàng tiềm năng của bạn cũng như những lưu ý khi tạo lead magnet. Cùng theo dõi nhé!

Lead Magnet là gì?

Ngắn gọn thì một lead magnet như một lời mời hấp dẫn, cung cấp cho khách hàng mục tiêu của bạn một lợi ích để có thể trao đổi với họ. Vậy nó dùng để trao đổi gì? Khi khách hàng của bạn muốn truy cập lead magnet thì họ cần cung cấp thông tin cho bạn. Những thông tin này là những thứ mà công ty bạn cần để có thể thu hút khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, lead magnet của bạn phải đủ hữu ích để khách hàng tiềm năng của bạn có thể trao đổi những thông tin của họ.

Lead Magnet tồn tại để tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng của bạn. Bí quyết ở đây là bạn phải sử một loại lead magnet chạm đúng điểm đau của họ, giải quyết vấn đề mà họ đang mắc phải.

Các loại Lead Magnet để thu hút khách hàng

Lead magnet có rất nhiều hình thức đa dạng, các bạn cần xác định đâu là loại lead magnet phù hợp với doanh nghiệp mình và từng giai đoạn của hành trình mua hàng. Dưới đây là 14 loại lead magnet giúp bạn tối ưu việc thu hút khách hàng.

1. E-books

Đây là hình thức lead magnet cổ điển. Bởi việc đọc sách là một thứ bổ ích và trong thời đại công nghệ như này thì ebook là thứ mà nhiều người sử dụng để thu thập kiến thức cho bản thân. 

Loại lead magnet này thậm chí sẽ không phải tốn nhiều công sức nếu bạn đã có cho mình một trang blog. Bạn có thể tổng hợp, biên soạn lại các bài blog phổ biến, liên quan đến chủ đề và đóng gói lại thành ebook. Thêm vào đó 1 lời giới thiệu, 1 đoạn kết luận và bạn đã có cho mình 1 lead magnet mà có thể thu hút được rất nhiều khách hàng tiềm năng.

2. Mini courses

Xây dựng một khoá học trực tuyến ngắn giúp khách hàng biết được mức độ chuyên môn trong lĩnh vực của bạn như thế nào. Sau khi họ bị cuốn hút bởi khoá học ngắn hạn đó, họ sẽ thích và có thể sử dụng sản phẩm của bạn.

3. Infographics

Infographics là một hình thức lưu trữ thông tin một cách trực quan, sinh động và dễ hiểu. Mọi người thường thích học một kiến thức bổ ích qua hình ảnh và khách hàng tiềm năng của bạn cũng thế.

4. PDFs

Một bài blog dài có thể khiến khách hàng của bạn cảm thấy mất nhiều thời gian để tiêu thụ. Thay vào đó, bạn có thể cho họ tải về máy và đọc sau.

5. Quizzes

Mọi người thường thích được làm các bài test ngắn vì nó vừa tốn ít thời gian mà còn cung cấp kiến thức cho họ. Nếu bạn tạo được một bài test ngắn nhưng hay, kích thích tư duy, đó là 1 loại lead magnet khá ổn.

6. Templates

Một số khách hàng họ muốn có một bố cục, định dạng, hình ảnh, hiệu ứng… có sẵn giúp họ thực hiện một công việc nào đó gấp rút, đỡ mất thời gian của họ. Việc cung cấp templates như vậy sẽ khiến khách hàng của bạn trao đổi thông tin một cách tự nguyện hơn.

7. Webinars

Webinar là một hình thức hội thảo trực tuyến, giúp bạn có thể giao lưu, giải đáp, cung cấp những kiến thức bổ ích về một chủ đề mà bạn là chuyên gia với khách hàng mục tiêu của mình. Webinars là công cụ khá chuẩn để sàng lọc đâu là khách hàng tiềm năng của bạn. Hãy thử nghĩ, khách hàng tiềm năng của bạn là những trung tâm giáo dục, bạn làm một webinar chia sẻ cách thu hút học viên thì người tham gia không thể nào là các công ty bất động sản đúng không? Đồng thời sau khi tham gia webinars, khách hàng tiềm năng sẽ cảm nhận được bạn rất giỏi trong lĩnh vực này, từ đó tạo niềm tin cho họ rằng sản phẩm của bạn sẽ thực sự hữu ích với họ.

8. Free trials

Cho khách hàng dùng thử sản phẩm là một cách làm mạnh mẽ để tạo lead. Đây là cách bạn có thể cân nhắc nếu bạn chưa có một loại lead magnet nào trong danh sách những loại lead magnet được gợi ý ở đây.

9. Videos

Một video với nội dung giải quyết được vấn đề khách hàng đang gặp phải sẽ hấp dẫn khách hàng xem. Bởi vì chắc hẳn mọi người muốn xem một video dài 10p hơn là đọc một quyển ebook 40 trang. Bạn có thể cho demo thật sự thu hút để khách hàng cung cấp thông tin để có thể xem tiếp video.

10. Podcasts

Thường không dùng Podcast như là các lead magnet, bởi một tập podcast thường kéo dài. Tuy nhiên do tình hình covid-19, mọi người làm việc tại nhà thì hành vi nghe podcast đã tăng mạnh theo như Spotify công bố. Vì thế đây là kênh mà bạn có thể dùng để chia sẻ kiến thức, hiểu biết của mình, cho khách hàng thấy khả năng chuyên môn của bạn và sau đó giới thiệu sản phẩm mà bạn cung cấp

Lưu ý khi tạo Lead Magnet

Khi tạo lead magnet để thu hút khách hàng, bạn phải chú ý đến ba yếu tố quan trọng:

  • Tính cách của khách hàng
  • Mục đích của doanh nghiệp
  • Những gì mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang sử dụng

Biết tính cách khách hàng của bạn sẽ giúp bạn chỉnh sửa thông điệp của bạn phù hợp hơn với họ. 

Lead Magnet phải phù hợp với mục đích mà bạn nhắm đến để có thể bám sát vào những gì bạn mong muốn truyền tải đến khách hàng. 

Mặt khác, tiến hành nghiên cứu toàn diện đối thủ cạnh tranh sẽ cho phép bạn biết được khách hàng quan tâm điều gì và bạn có thể nhắm đến khách hàng của đối thủ một cách dễ dàng.

Chọn lựa và phân phối thính để thu hút khách hàng 

Để xác định loại thính phân phối thính hiệu quả, bạn cần thấu hiểu  hành trình của đối tượng mục tiêu, người mà bạn muốn họ nhận được thính. 

Hành trình khách hàng mô phỏng quá trình của khách hàng đi từ giai đoạn nhận biết chưa biết gì về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cho đến khi trở thành khách hàng trung thành ủng hộ doanh nghiệp.  Loại thính nào sẽ phụ thuộc vào giai đoạn nhận của họ và nơi phân phối sẽ dựa vào các điểm chạm trên mỗi giai đoạn. 

Các bước xây dựng hành trình khách hàng bạn nên biết – CHIA SẺ KIẾN THỨC  KHÁM BÊNH NAM KHOA

Trên đây là minh họa bản đồ minh  họa hành trình khách hàng phổ biến, tùy vào chân dung khách hàng, đặc điểm của ngành mà hành trình sẽ không giống nhau. Bạn có thể tham khảo cách phân tích để áp dụng cho doanh nghiệp của mình. 

Giai đoạn nhận biết

Với giai đoạn nhận biết, khách hàng mục tiêu nhận ra được vấn đề và cần tìm giải pháp. Tuy nhiên đôi khi họ chỉ nhận biết mơ hồ, không biết chính xác vấn đề cần giải quyết thực sự. 

Đối với tệp này, bạn có thể sản xuất các loại thính để cung cấp thông tin, kiến thức xoay quanh vấn đề của họ để họ xác định rõ vấn đề. 

Chẳng hạn như người muốn giảm cân, họ biết vấn đề là họ bị thừa cân và cần giảm nhưng đôi khi lại không nắm rõ được nguyên nhân vì sao khiến họ thừa cân khiến việc tìm giải pháp cũng trở nên khó khăn. 

Lúc này, bạn có thể cung cấp các thính như infographic bao gồm các thông tin về nguyên nhân dẫn đến thừa cân và biện pháp điều trị hợp lý (bệnh lý thì tìm chuyên gia thăm khám kỹ lưỡng; lười vận động thì tập thể dục, yoga, chạy bộ; ăn quá mức thì hướng dẫn chia khẩu phần ăn trong ngày,…..).  Tất nhiên các loại thính này phải liên quan đến sản phẩm/dịch vụ bạn đang cung cấp. 

Dựa trên hành trình của khách hàng mục tiêu trong giai đoạn nhận thức, bạn có thể phân phối thính trên các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, đối tác báo chí truyền thông,… Nếu ngân sách lớn  có thể đầu tư chạy quảng cáo, thuê KOL để tăng phạm vi tiếp cận. 

Thu hút khách hàng ở giai đoạn cân nhắc

Ở  giai đoạn cân nhắc, khách hàng đã xác định rõ mục tiêu và quyết định giải quyết vấn đề. Sản phẩm/ dịch vụ của bạn là một trong những giải pháp mà họ đang tìm kiếm và cân nhắc. Thính lúc này là những demo dùng thử, voucher giảm phí tham dự webinar hay thậm chí là miễn phí, truy cập nhóm kín để trò chuyện với chuyên gia,…. 

Khách hàng tiềm năng có thể tiếp cận những dạng thính này thông qua email, các nhóm cộng đồng, landing page, profile cá nhân của chuyên gia/ chuyên viên trong lĩnh vực đó, fanpage……

Giai đoạn mua hàng

Khách hàng khi bước đến giai đoạn mà vẫn còn tương tác với doanh nghiệp của bạn thì xin chúc mừng vì quá trình thu hút khách hàng của bạn đã thành công được 50% rồi đấy. Giai đoạn này khách hàng sẽ đưa ra quyết định lựa chọn giải pháp phù hợp với nhu cầu của họ nhất. 

Để chuyển đổi được khách hàng, mấu chốt lúc này bạn có thể đưa ra các review, đánh giá của khách hàng đã và đang trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của bạn, các  bản demo dùng thử, case study đã dùng như thế nào,…. Các kênh có thể phân phối các thính này đến với với đối tượng mục tiêu là mạng xã hội, feedback của khách hàng trên các sàn thương mại điện tử, website,…..

Giai đoạn quay lại

Chiến lược thu hút khách hàng không chỉ dừng lại khi khách hàng đã mua sản phẩm hay trải nghiệm dịch vụ. Nếu bạn muốn họ trở thành khách hàng lâu dài, doanh nghiệp cần đầu tư vào giai đoạn này. 

Phân nhóm khách hàng trên GoSELL bằng cách nào?

Bắt đầu với cương vị mới là “khách hàng” thì bạn cần cung cấp những hướng dẫn sử dụng, các buổi onboarding, tài liệu giải đáp câu hỏi thường gặp, …. để khách hàng có thể sử dụng sản phẩm/dịch vụ dễ dàng. Hơn thế nữa, bạn có thể tạo các nhóm kín trên bất kỳ nền tảng nào thuận tiện cho khách hàng và bộ phận chăm sóc khách hàng để thường xuyên hỗ trợ họ trong quá trình sử dụng.

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể tăng doanh thu bằng cách bán thêm các gói dịch vụ, sản phẩm bổ sung liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ khách hàng đã mua. Những hoạt động này có thể được triển khai trên các kênh email, nhóm chăm sóc khách hàng,……

Thu hút khách hàng ở giai đoạn ủng hộ

Ở giai đoạn ủng hộ, doanh nghiệp có thể triển khai các chiến dịch referral (giới thiệu) để khách hàng hiện tại có thể lan tỏa thông điệp của doanh nghiệp đến với bạn bè hay người thân của họ. 

Tất nhiên không ai rảnh mà quảng cáo không cho bạn, bạn sẽ cho họ lợi ích để họ quảng giúp bạn. Hoạt động giới thiệu này bạn sẽ rất dễ bắt gặp ở các lĩnh vực tài chính đặc biệt là các ngân hàng đang chạy các chiến dịch mở tài khoản hay các ví điện tử. Khi người dùng hiện tại giới thiệu khách hàng mới, họ sẽ nhận được các voucher mua hàng miễn phí, số tiền khả dụng trong tài khoản,… mà người mới đăng nhập cũng nhận các phần quà cũng không kém. 

Tuy nhiên không phải khách hàng mục tiêu nào cũng đi theo hành trình như vậy. Trong quá trình bán hàng bạn sẽ bắt gặp đối tượng đang ở giai đoạn mua hàng chỉ cần một cú kích là có thể chuyển đổi được nay. Hay một số người  đã đang trong giai đoạn xem xét, cần tìm hiểu nhiều về ưu nhược các lợi ích có thể giải quyết nhu cầu của họ. 

Để xác định được khách hàng đang trong giai đoạn nào để thu hút khách hàng thành công thông qua các thính, bạn có thể đo lường trên các điểm chạm.

Ví dụ: Trong các nhóm cộng đồng nội bộ của doanh nghiệp, bạn có thể tạo bảng khảo sát nhu cầu của các mems trong group, khuyến khích các thành viên bày tỏ quan điểm thắc mắc,…. Nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng nắm được các chỉ số tương tác với các nội dung được đăng trong group và nắm được các thành viên đang ở giai đoạn nào trong hành trình khách hàng. 

Hay trong kênh email marketing, khi các email được gửi ra, công cụ sẽ tracking được bao nhiêu khách hàng mở email, bao nhiêu khách hàng nhấp vào link liên kết và nhấp vào các link nào,… 

Các chỉ số này sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi như: Họ có mở email của bạn thường xuyên không? Họ quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ nào bạn đang cung cấp? Họ đang cần tư vấn sản phẩm/ dịch vụ hay cần cung cấp thêm thông tin để nắm bắt rõ vấn đề? …… Dựa vào đây, bạn có thể xác định được từng khách hàng đang ở trong giai đoạn nào để có chiến lược nuôi dưỡng và chuyển đổi hiệu quả. 

Để thu hút khách hàng hiệu quả, điều tiên quyết là bạn phải nắm rõ chân dung khách hàng và hành trình của họ. Sau đó sẽ phụ thuộc vào cách tương tác của thương hiệu và phản ứng của khách hàng để có những kịch bản thu hút thành công. Bạn có thể tham khảo áp dụng chiến lược Email Marketing Automation qua nền tảng Mautic để tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng nhờ bộ lưu trữ và lọc data linh hoạt, tự động phân nhóm khách hàng theo điều kiện, nuôi dưỡng lead thông qua chuỗi email tự động và cá nhân hóa. Request demo bên dưới để nhận tài khoản demo dùng thử miễn phí. 

     


Mục lục