Xây dựng chiến lược email marketing, lên nội dung, tối ưu email và bấm nút gửi….nhưng để đảm bảo email đến được “tay” khách hàng, bạn cần nhiều hơn thế. Bạn cần kiểm tra khả năng gửi email của địa chỉ email mình, có một chỉ số để đo lường khả năng đó là Sender Score. Chỉ số này là gì, tìm hiểu cùng TriggerM nhé.
Sender Score là gì?
Sender Score là một dịch vụ miễn phí của Return Path, thuật toán đánh giá mức độ uy tín của địa chỉ IP gửi email theo thang điểm 0 – 100. Return Path thu thập dữ liệu từ hơn 60 triệu hộp thư của các ISP lớn như Comcast và BellSouth, theo đó Sender Score của địa chỉ email sẽ được chấm điểm dựa trên hành vi của người nhận email. Nếu người nhận báo cáo spam hoặc hủy đăng ký email thì địa chỉ đó sẽ được gán Sender Score thấp.
Các máy chủ của thư thường xét Sender Score của địa chỉ email trước khi quyết định làm gì với email của bạn. Chỉ số điểm càng thấp, email của bạn càng khó vào hộp thư đến của người nhận. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tỷ lệ vào inbox, nhưng theo Return Path hơn 83% email không vào được inbox nguyên nhân chính là do địa chỉ gửi có uy tín kém.
Làm thế nào để biết Sender Score?
Để xem chỉ số Sender Score, bạn truy cập vào trang đăng ký của Return Path để xem báo cáo. Sender Score chính là Accepted Rate trong mục Deliverability.
Điểm số này thể hiện thứ hạng của của các địa chỉ IP với nhau và được tính trung bình trong 30 ngày. Điểm số càng gần về 0 thì chứng tỏ mức độ uy tín của địa chỉ email của bạn càng thấp.
Các chỉ số trong mục “ Reputation Measures” có ý nghĩa như sau:
- Complaints (Khiếu nại): Tỷ lệ khiếu nại được tính theo công thức: số lượng khiếu nại chia số thư được chấp nhận. Điểm khiếu nại cũng như thứ hạng của email cũng sẽ được tính dựa vào tỷ lệ này.
- Volume (Khối lượng): Mặc dù đây không phải là chỉ số quan trọng để xét mức độ uy tín của email nhưng đây cũng là nhân tố để xét tổng thể. Ví dụ: một địa chỉ IP gửi 200 tin nhắn và có 150 tin khiếu nại là có vấn đề, trong khi địa chỉ IP khác gửi 200.000 tin nhắn và nhận 100 khiếu nại có lẽ ổn hơn.
- External Reputation (Uy tín bên ngoài): Mức độ uy tín của địa chỉ IP so với các địa chỉ IP khác xét trên nhiều danh sách trắng và danh sách đen bên ngoài.
- Unknown user (Người dùng không xác định): Chỉ số này là thứ hạng của tỷ lệ người dùng không xác định địa chỉ IP so với các địa chỉ IP khác. Tỷ lệ số người dùng không xác định địa chỉ IP được lấy trực tiếp từ nhật ký SMTP của các ISP tham gia, theo dõi tần suất cố gửi tin nhắn của địa chỉ IP đến địa chỉ người nhận không tồn tại.
- Spam Trap Hits (Bị từ chối): Chỉ số này cho biết tần suất thư bị trả lại so với các địa chỉ IP khác.
- Được chấp nhận: Số lượng email được người nhận cho phép gửi, con số này được tính bằng số lượng thư đã xem trừ số lượng thư bị từ chối.
- Tỷ lệ được chấp nhận: Tỷ lệ email được chấp nhận để gửi so với email đã thử. Tỷ lệ này được tính bằng cách lấy số lượng tin nhắn được chấp nhận để gửi chia số lượng tin nhắn được nhìn thấy.
- Tỷ lệ người dùng không xác định: Tỷ lệ người nhận có địa chỉ email không hợp lệ hoặc không xác định so với số lượng email được xem.
Nếu điểm số của bạn:
- Lớn hơn 90 điểm: Xin chúc mừng, bạn là sender đáng tin cậy
- Từ 50 đến 80: Có lẽ bạn nên xem xét lại các bài blog, hình ảnh, video,… có lỗi định dạng hay sai sót điểm gì không
- Dưới 50 điểm: Có vẻ như bạn là một người gửi “thư rác”. Chắc chắn rằng bạn đã loại bỏ những từ ngữ mang tính quảng cáo, giới hạn tối đa hình ảnh, đường dẫn,… trong trường hợp này.
Phải làm gì khi có Sender Score xấu?
Cần phải mất vài tuần đến vài tháng để cải thiện Sender Score thấp, vì vậy bạn cần nhận ra vấn đề càng sớm càng tốt. Một số khía cạnh bạn cần kiểm tra và thay đổi để cải thiện Sender Score:
- Số lượng email gửi không nhất quán: Nếu bạn gửi 2.000 email vào đầu tuần, giữa tuần không gửi cho đến cuối tuần thì gửi 100 email, sau đó lại đột ngột gửi 17.000 email khác, sender score sẽ bị ảnh hưởng vì số lượng email gửi ra không nhất quán. Bạn có thể xem số lượng email gửi ra và sender score ở góc phải của báo cáo.
- Tần suất gửi: Bên cạnh số lượng gửi, bạn cũng cần lưu ý tần suất gửi. Mỗi ngày, mỗi tuần hay mỗi tháng,… bạn cần đảm bảo email không vào mục khuyến mãi (promotion) là được.
- Địa chỉ IP lạnh: Nên bắt đầu gửi email với danh sách địa chỉ email quen thuộc, có thể là những khách hàng tiềm năng đã đăng ký nhận tin, tệp khách hàng cần chăm sóc,…. Tăng dần số lượng với những những nhóm này để hâm nóng IP, nhằm chứng minh bạn là sender uy tín.
- Bị liệt vào danh sách đen: Có khoảng 50 danh sách địa chỉ email đen được tổng hợp từ các tổ chức. Để cải thiện sender score, bạn có thể truy cập vào website của những tổ chức liệt bạn vào danh sách đen để tìm hiểu nguyên nhân. Sau khi biết nguyên nhân, việc tiếp theo là điều chỉnh để cải thiện chỉ số.
- Đặt trong bẫy thư rác: Bạn cần theo dõi các thư bị trả lại và xóa chúng ra khỏi danh sách thư đang hoạt động vì những thư được gửi tiếp theo sau đó với cùng địa chỉ sẽ “được” cho vào thư rác.
- Báo cáo SPAM: Kiểm tra tỷ lệ spam để giảm tỷ lệ này vì nó ảnh hưởng rất lớn đế sender score của bạn. Tỷ lệ spam chấp nhận được là từ 1 đến 1000.
- Một số yếu tố khác: nội dung email, tùy chọn cá nhân của người nhận, cơ sở hạ tầng email,… Những chỉ số này đều có ảnh hưởng ít nhiều đến mức độ uy tín của địa chỉ email.
Trên đây là định nghĩa, cách xem cũng như cách cải thiện sender score để tăng mức độ uy tín cho địa chỉ email của bạn. Nếu bạn không có thời gian theo dõi hoạt động của chiến dịch email, bạn có thể tham khảo nền tảng Mautic – hệ thống email automation marketing, giúp triển khai chiến dịch email marketing tự động. Nhấn vào request demo dưới đây để trải nghiệm nhé.
Đội ngũ TriggerM sưu tầm và biên soạn
Nguồn: Hubspot