LIÊN HỆ & HỖ TRỢ

Quý khách hàng vui lòng để lại thông tin liên hệ. Chúng tôi sẽ liên lạc lại trong thời gian sớm nhât!

CẢM ƠN QUÝ KHÁCH ĐÃ LIÊN HỆ. VUI LÒNG ĐỂ LẠI THÔNG TIN CHÚNG TÔI SẼ LIÊN HỆ LẠI NGAY.
Liên hệ TriggerM Automation
Villa 32D6 Saigon Pearl
92 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh
quynp@triggerm.digital
092 189 8271
Kết nối với chúng tôi

Thuật ngữ email marketing mà bạn nên biết !

Dưới đây là một số thuật ngữ trong kênh email marketing mà bạn nên biết khi triển khai kênh email, TriggerM sẽ tổng hợp các thuật ngữ mà email marketers thường gặp.

1. Về Email 

  • ESP (Email Service Provider): nhà cung cấp dịch vụ gửi email hàng loạt cho doanh nghiệp hoặc cá nhân sử dụng. ESP có vai trò quan trọng trong Email Marketing bởi vì nó cung cấp cho doanh nghiệp một nền tảng để gửi các email đến khách hàng một cách dễ dàng và hiệu quả. ESP có thể cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ quản lý danh sách khách hàng(CRM), thiết kế giao diện email tùy chỉnh, gửi email hàng loạt, Automation và theo dõi hiệu quả của chiến dịch.
 
  • Email Domain: Là email sử dụng domain để gửi email tới người nhận. Ví dụ: email domain là “info@triggerm.digital” → thì domain là “triggerm.digital”.

2. Về DNS Record  

DNS record là bản ghi nằm trong DNS servers cung cấp thông tin về cơ sở dữ liệu DNS, cho biết các tên miền, địa chỉ IP gắn với tên miền và cách xử lý các yêu cầu với tên miền đó… 

  • MX record: Hiểu đơn giản thì MX record là bản ghi MX cài đặt vào DNS domain để xác định nơi nhận email, đối với email domain thì nếu không có MX record thì sẽ không nhận được email.
  • TXT record: TXT record là một loại DNS record giúp tổ chức các thông tin dạng văn bản của tên miền. TXT giúp xác định email được gửi ra từ nguồn có đáng tin cậy hay không, thông thường các bên cung cấp dịch vụ email marketing (ESP) sẽ gửi thông tin này cho bạn khi đăng ký dịch vụ. 
  • DKIM: viết tắt của Domain Keys Identified Mail, là một phương thức giúp xác nhận các email thông qua chữ ký số của miền gửi thư, việc này giúp tránh email giả mạo, mục đích chính ban đầu của DKIM được thiết kế ra là để người nhận có thể xác định email đến từ tên miền cụ thể nào, tên miền đó thật không, có được ủy quyền hay không.

 

3. Về khả năng gửi email

 

  • Blacklist (Danh sách đen): Đây là danh sách tập hợp tất cả các địa chỉ IP gửi thư rác, làm phiền người nhận và bị đánh dấu spam. Nếu email domain của bạn bị đưa vào Blacklist, danh tiếng gửi của bạn sẽ bị giảm nghiêm trọng. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến khả năng gửi email.
  • Whitelist (Danh sách trắng): Danh sách trắng bao gồm các địa chỉ IP đã được chấp thuận để gửi email đến người nhận.
  • Warm-up IP (Làm nóng địa chỉ IP): Warm-up IP là hành động gửi email theo số lượng tăng dần từ nhỏ và tăng dần lên. Mục đích nhằm xây dựng dần danh tiếng của IP đó trong mắt các bộ lọc spam. 
  • Shared IP (IP Chia sẻ): Đây là địa chỉ IP mà từ đó nhiều người cùng sử dụng để gửi email. Khi đăng ký dịch vụ email marketing, bạn nên kiểm tra xem dịch vụ mà bạn đăng ký sử dụng có phải là IP dùng chung không vì email của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi những người dùng chung IP đó.
  • Bộ lọc Email: là một kỹ thuật được sử dụng để chặn thư rác dựa trên người gửi, dòng tiêu đề hoặc nội dung của email. Tùy theo nơi nhận email, các địa chỉ email sẽ có những bộ lọc khác nhau nhưng điểm chung là để ngăn chặn email spam
  • Dedicated IP (IP chuyên dụng):Trong email marketing, thuật ngữ IP chuyên dụng đề cập đến một địa chỉ IP mà chỉ có bạn sử dụng, tức là việc email vào hộp thư đến, quảng cáo hay spam sẽ phụ thuộc vào chiến dịch gửi của bạn.
  • Bounce Rate (Tỷ lệ trả lại): Email Bounce hiểu đơn giản là những email đã được máy chủ chuyển đi nhưng vì một số lý do nên không chuyển đến được người nhận và bị trả lại. Tỷ lệ Bounce cho biết danh sách gửi thư của bạn tốt hay kém như thế nào. Nó có tác động đáng kể đến danh tiếng của người gửi. Đây là một trong những số liệu quan trọng nhất của chiến dịch email marketing. Tỷ lệ Bounce có thể chấp nhận được là dưới 5%.

 

Email bị trả lại được chia làm 2 loại:

 

  • Soft Bounce – Trả lại nhẹ, Tạm thời trả lại

Thư bị trả lại nhẹ là việc gửi email không thành công do sự cố tạm thời. Chẳng hạn như hộp thư của người nhận đang đầy hoặc máy chủ không khả dụng….v.v

 

  • Hard Bounce – Trả lại cứng, Trả lại vĩnh viễn

Hard Bounce là email được chuyển đi nhưng bị trả lại và không được gửi lại đến người nhận nữa. Những nguyên nhân hầu hết đều do địa chỉ email của người nhận không hợp lệ, không còn được sử dụng hoặc bị chặn.

 

4. Một số thuật ngữ khác

 

  • Cá nhân hóa: Cá nhân hóa là thuật ngữ thường gặp trong email marketing. Bạn sẽ thêm các yếu tố cá nhân hóa vào nội dung dựa trên thông tin đã biết về người nhận. Có thể thêm tên khách hàng, đề cập đến các giao dịch mua của họ trước đây hoặc sản phẩm khác có khả năng họ sẽ quan tâm. 
  • Phân đoạn danh sách: Hành động gộp chung 1 số email contact vào chung một tệp dựa vào điểm chung nào đó như đã từng mua một sản phẩm đặc biệt,… Danh sách được phân đoạn khiến cho chiến dịch email gửi đúng mục tiêu hơn và nội dung có liên quan hơn. Nhờ vậy, tỷ lệ phản hồi cao hơn, giảm hủy đăng ký, báo cáo spam hơn..
  • Call to Action (CTA) – Kêu gọi hành động: là lời kêu gọi khách hàng mục tiêu thực hiện một hành động mà bạn mong muốn, để đối tượng hành động, chẳng hạn như: Đăng ký ngay, Tìm hiểu thêm,…
  • Open Rate: Tỷ lệ mở là một trong những thuật ngữ quan trọng cần theo dõi để đánh giá chất lượng chiến dịch email. Nó là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng email được mở trên tổng số email đã gửi.
  • Click Through Rate (CTR) – Tỷ lệ nhấp: Tỷ lệ nhấp đo lường số liệu người nhận nhấp vào một liên kết, hình ảnh hoặc CTA trong email so với số email được mở.
  • Conversion Rate – Tỷ lệ chuyển đổi: Tỷ lệ phần trăm người nhận phản hồi lời gọi hành động của bạn trong một chiến dịch tiếp thị email. Đây là một trong chỉ số đo lường thành công của chiến dịch.

Trên đây là một số thuật ngữ thường gặp trong quá trình triển khai email, hãy tận dụng nó trong các chiến dịch email của doanh nghiệp bạn nhé.

Xem thêm: 85 thuật ngữ Email Marketing bạn nên biết !

Nếu bạn cần một tối tác triển khai email marketing chuyên nghiệp, hãy gửi tin nhắn cho TriggerM để được tư vấn nhé!

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Bạn có ý kiến gì về email marketing? Bạn có kinh nghiệm hay thủ thuật nào muốn chia sẻ? Hãy để lại bình luận của bạn ở phía dưới để mọi người cùng giao lưu nhé!

Mục lục