LIÊN HỆ & HỖ TRỢ

Quý khách hàng vui lòng để lại thông tin liên hệ. Chúng tôi sẽ liên lạc lại trong thời gian sớm nhât!

CẢM ƠN QUÝ KHÁCH ĐÃ LIÊN HỆ. VUI LÒNG ĐỂ LẠI THÔNG TIN CHÚNG TÔI SẼ LIÊN HỆ LẠI NGAY.
Liên hệ TriggerM Automation
Villa 32D6 Saigon Pearl
92 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh
quynp@triggerm.digital
092 189 8271
Kết nối với chúng tôi

7 yếu tố cốt lõi về chiến lược social media marketing audit cho trường học

*Social Media Marketing Audit: là công cụ giúp đánh giá và tối ưu hoá sự hiện diện của thương hiệu trên các trang mạng xã hội.

Việc ứng dụng các trang mạng xã hội hiện nay cho các chiến dịch marketing đang trở nên ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Có bao giờ bạn tự hỏi rằng trường học của mình đã ứng dụng tốt và hiệu quả các lợi ích từ mạng xã hội chưa? Trường học nơi bạn làm việc đã cập nhật được xu hướng và nền tảng mới nhất chưa? Hay tự hỏi chính bản thân bạn rằng liệu mình có đang sử dụng tốt tất cả những tính năng có sẵn trên các mạng lưới xã hội khác nhau không? Liệu bạn đã chi trả chi phí cho cho các chiến dịch quảng cáo một cách khôn ngoan chưa?

Social media marketing audit là một bài học giá trị có thể giúp các trường học trả lời tất cả câu hỏi của họ và thậm chí nhiều hơn nữa. Xoay quanh những phân tích pháp lý về các hoạt động trên mạng xã hội trên các nền tảng và tài khoản hoạt động, social media marketing audit có thể cung cấp một lộ trình hướng tới sự cải tiến và thành công. 

Vậy chúng ta nên bắt đầu từ đâu? Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm.

1. Xác định mục tiêu trường học và nền tảng mạng xã hội ưu tiên mà trường bạn hướng đến

Đầu tiên bạn cần phải xác định được bạn sử dụng những tài khoản mạng xã hội để làm gì? Liệu những tài khoản mạng xã hội đó có phải là công cụ khiến những học sinh tiềm năng đăng ký vào trường của bạn? Liệu nó có giúp các học sinh và cựu sinh viên cập nhật những tin tức mới nhất xoay quanh trường học một cách hiệu quả không? Liệu có nên ứng dụng nền tảng này để quảng bá những nghiên cứu và sự đổi mới của trường học của bạn đến với thế giới?

Hiện nay, đa phần các trường học thường thất bại trong việc xác định được những mục tiêu của chiến dịch marketing trên mạng xã hội và điều này có thể khiến họ tin rằng họ đang làm tốt hơn so với thực tế. Ví dụ như có thể bạn có một tài khoản Facebook mà thu hút nhiều lượng tương tác và bình luận, tuy nhiên lại không có quá nhiều kết quả chuyển đổi. Do đó, bạn có thể lầm tưởng rằng tài khoản mạng xã hội của bạn để lại nhiều ấn tượng và lành mạnh, và sau đó lại thất vọng khi biết rằng nó không có tác dụng thiết thực trong việc đạt được mục tiêu tuyển sinh.

Chìa khoá để chắc chắn sự tiếp cận của bạn đến với mục tiêu sẽ đạt hiệu quả chính là sắp xếp mục đích chiến dịch thật rõ ràng và thực tế. Một trong những cách đơn giản nhất là xem lại chiến lược mạng xã hội cùng với mục tiêu cá nhân của bạn. Điều này sẽ cho phép bạn quyết định được liệu những nỗ lực của bạn có nêu ra được những nhu cầu và mong muốn của khách hàng đang quan tâm đến bạn nhất. 

Cá tính của bạn sẽ giúp bạn quyết định xem kênh mạng xã hội nào mà bạn nên ưu tiên. Với xã hội hiện nay, trường học của bạn rất cần chủ động tập trung vào các nền tảng mạng xã hội chính, tuy nhiên nếu như bạn không có quá nhiều điều kiện, điều này cũng không cần quá tập trung. Xác định được kênh xã hội ưu tiên sẽ giúp bạn quyết định được nền tảng nào sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho thời gian và tiền bạc của bạn. 

Ví dụ:  Với tính cách của một sinh viên theo chương trình kinh doanh, theo bạn mạng xã hội nào sẽ phù hợp nhất với người đó?

Đây là một phần quan trọng trong việc ứng dụng social marketing audit dành cho trường học. Ví dụ, nếu bạn rất tích cực trên mạng xã hội trong nhiều năm, rất có thể bạn đã đầu tư rất nhiều thời gian cho Facebook và Twitter nhưng không nhiều thời gian lắm đối với Instagram và các kênh mạng xã hội khác bởi vì có thể nó phù hợp với thế hệ trẻ hơn .

Mặc khác, hiện nay nhiều trường rơi vào bẫy của việc chạy theo các xu hướng mới nhất và bỏ qua các lựa chọn ít thời trang hơn, lâu đời hơn. Một ví dụ điển hình có thể kể đến TikTok, mạng xã hội dùng để chia sẻ video đã thu hút hơn 800 triệu người dùng tích cực trong vòng chưa đầy bốn năm. Mặc dù Tiktok được cho rằng là một hiện tượng khi đạt được số người sử dụng khủng trong thời gian ngắn, nhưng đối tượng của nó chủ yếu là những người dùng trẻ tuổi. Điều này có nghĩa là nó không thật sự là nền tảng hiệu quả nhất, đặc biệt là đối với các trường đại học, cao đẳng đang hướng tới mục tiêu là sinh viên trưởng thành.

Mặc dù với số lượng người sử dụng khủng như vậy, Tiktok vẫn ít hơn một nửa so với số lượng người sử dụng Facebook và Youtube. 

Theo đuổi xu hướng mới như Tiktok với những khó khăn trên nền tảng dùng thử có thể giới hạn người dùng thay vì giúp họ mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng. 

Việc xem xét đúng các nền tảng ưu tiên của bạn thông qua một lăng kính khách quan và phù hợp với cá tính của đối tượng khách hàng sẽ giúp bạn đánh giá được giá trị của việc quảng bá trường học của mình trên cả mạng xã hội cũ và mới, đồng thời đảm bảo rằng các nguồn lực của bạn sẽ có nhiều khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng.

2. Phân tích nội dung marketing trên mạng xã hội 

Điểm bắt đầu tuyệt vời để phân tích nội dung mạng xã hội của bạn là hãy nhìn vào tần suất mà bạn đăng bài trên các mạng lưới xã hội khác nhau. Thích nghi với tần suất đăng bài theo thời gian biểu sẽ đảm bảo một chuỗi những nội dung mới được đăng lên một cách đều đặn để thu hút nhiều người theo dõi. 

Các thuật toán truyền thông xã hội thường sẽ ưu tiên các thương hiệu đăng bài thường xuyên và sẽ có nhiều khả năng sẽ giúp làm nổi bật bài đăng của bạn trên mạng xã hội. Việc bạn nên đăng nhiều hay ít sẽ phụ thuộc phần lớn vào nguồn lực của bạn và nó có thể đa dạng trên các nền tảng khác nhau. Nhiều chuyên gia đôi khi cũng có thể không thống nhất về số lượng bài đăng tối ưu trên các mạng xã hội khác nhau. Dưới đây là một số quy tắc chung cho các mạng xã hội:

  • Facebook: Ít nhất 3 lần mỗi tuần, lý tưởng nhất là mỗi ngày một lần và tối đa là 2 bài đăng cho 1 ngày 
  • Twitter: Ít nhất mỗi lần một ngày, tốt hơn là từ 3 đến 6 lần một ngày, nhưng lý tưởng nhất vẫn là từ 15-23 lần mỗi ngày
  • Pinterest: Tối thiểu một lần một ngày, tốt hơn là 3-5 lần một ngày, tối ưu là 10-25 mỗi ngày
  • Instagram: Tối thiểu một lần một tuần, tốt hơn là 3 lần một tuần, tối ưu là 1-2 lần mỗi ngày
  • LinkedIn: Tối thiểu hai lần một tuần, tối đa một lần một ngày
  • YouTube: Khoảng một lần mỗi tuần, nhưng giữ một lịch trình thường xuyên quan trọng hơn tần suất

Như bạn có thể thấy, một số mạng xã hội có nhu cầu cao hơn những mạng khác. Twitter và Pinterest có xu hướng có khán giả rất tích cực và gắn bó, điều đó đồng nghĩa là các tài khoản cần đăng bài rất thường xuyên để duy trì khả năng hiển thị. Tuy nhiên, sự hiện diện này trên các nền tảng này chỉ có giá trị nếu khán giả của bạn sử dụng chúng thường xuyên, vì thế điều này không phải lúc nào cũng phù hợp với trường học.

Facebook và Instagram, có lượng khán giả lớn hơn, tuy nhiên lại có xu hướng yêu cầu ít lịch trình đăng bài và một số người thậm chí tin rằng việc đăng quá thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến khả năng hiển thị và mức độ tương tác của bạn. LinkedIn, trong khi đó, được nhiều người tin rằng nên ít đăng bài trên mạng xã hội này vì cơ sở người dùng chuyên nghiệp hơn và ít hoạt động hơn, cho dù vẫn có nhiều người dùng chuyên dụng và có các tài khoản đăng bài khá đều đặn. Bên cạnh đó, đối với Youtube, tần suất đăng bài không cần quá cao như các mạng lưới xã hội khác, một phần là do tính chất tạo video tốn nhiều thời gian.

Ví dụ như: Trường đại học Michigan mặc dù có nguồn lực mạnh nhưng họ cũng chỉ đăng bài từ 2 đến 3 lần mỗi tuần trên Youtube.

Chắc rằng bạn sẽ muốn xem định dạng bạn đang đăng. Trong khi nhiều trường học vẫn chủ yếu tạo các bài đăng thông thường trên các tài khoản xã hội của họ, thì các mạng xã hội đang phát triển ngày nay có thể cung cấp nhiều hơn thế. Phát trực tiếp, video và những mẫu chuyện ngày càng chiếm ưu thế trên một số nền tảng nhất định.

Đặc biệt, những mẫu chuyện là một lĩnh vực mà nhiều trường học vẫn đang rất khó khăn để nắm bắt. Sự kết hợp độc đáo của định dạng giữa video, hình ảnh và đồ họa, cũng như tính chất ‘phù du’ của các bài đăng (nội dung biến mất trên hầu hết các nền tảng sau 24 giờ) có thể khiến việc tạo ra những câu chuyện hiệu quả trở thành một thách thức đối với ngay cả những nhà quản lý truyền thông xã hội có kinh nghiệm. Một số trường học đã vô tình bỏ qua những yếu tố đơn giản mà họ có thể tận dụng để câu chuyện của họ có tác động hơn, chẳng hạn như lưu các câu chuyện trên Instagram vào phần Nổi bật trong hồ sơ của họ để kéo dài “tuổi thọ” của bài đăng. 

Ví dụ: Đại học Buckinghamshire New University đã sử dụng rất tốt các tính năng Story Highlight trên Instagram của mình, họ lưu các câu hỏi và câu trả lời về các chương trình của trường và các nội dung, thông tin mới. Trường cũng sử dụng một thiết kế nhất quán cho các trang bìa nổi bật của mình.

Nếu trường của bạn chưa bắt kịp xu hướng này, social marketing audit về giáo dục có thể cho bạn thấy giá trị của việc làm đó.

Ngoài định dạng và tần suất, bạn có thể muốn xem xét cách tiếp cận tổng thể mà bạn thực hiện đối với nội dung trên mạng xã hội. Ví dụ như là trường của bạn thường đăng về cái gì? Giọng điệu và phong cách có phù hợp với từng nền tảng xã hội không? Và bạn có thay đổi cách tiếp cận của mình thật đa dạng để đăng trên các mạng khác nhau chưa, hay chỉ sao chép và đăng các bài tương tự trên các kênh truyền thông khác?

Ví dụ: Trường Cao đẳng Kinh doanh Canada đã chia sẻ cùng một bài đăng blog trên LinkedIn và Twitter. Tuy nhiên, bản sao cho bài đăng trên Twitter ngắn hơn và nhanh hơn và đi kèm một đường dẫn được thiết kế chuyên nghiệp. Bạn cũng nên lưu ý rằng bài đăng trên LinkedIn chỉ nên chia sẻ đơn giản một liên kết đến trang, nhưng với bài đăng trên Twitter, bạn nên chia sẻ một hình ảnh đính kèm với một siêu liên kết đến blog trong phần nội dung, điều đó có thể tăng khả năng hiển thị trên nền tảng đó. Những chi tiết nhỏ như trên thường rất ít khi được đề cập. 

Không chỉ phải đảm bảo bài đăng của bạn thật độc đáo và duy nhất trên mỗi mạng xã hội, bạn còn cần đảm bảo phù hợp với đối tượng xem bài viết và những khách hàng sử dụng nhiều mạng xã hội và theo dõi trường học của bạn thông qua nhiều kênh khác nhau.

Nếu bạn cảm thấy khó đánh giá chất lượng và hiệu quả nội dung mà bạn đăng lên, dễ dàng hơn là hãy đánh giá dựa trên mức độ tương tác. Xem xét lượng tương tác và nhận xét mà bài đăng của bạn tạo ra, cũng như lượt chia sẻ, nhấp chuột và các chỉ số tương tác khác.

Điều tạo nên sự tương tác mạnh mẽ sẽ phụ thuộc phần lớn vào quy mô trường học của bạn và các phương tiện truyền thông xã hội của trường. Ví dụ: đối với một trường học nhỏ hơn chỉ có 1.000 người theo dõi, trung bình khoảng 50 lượt thích cho mỗi bài đăng có thể xem là tương tác mạnh mẽ, có nghĩa là các bài đăng đã đạt được một lượng tương đối lớn người theo dõi và đạt được tương tác với một tỷ lệ khá tốt. Tuy nhiên, một trường đại học lớn hơn với hơn 50.000 người theo dõi hoặc hơn trên một số kênh nhất định. Nhưng các bài đăng có trung bình khoảng 200 tương tác, mức độ tương tác  đó có thể được coi là thấp. Theo nguyên tắc chung, bất kỳ thứ gì chiếm trên khoảng 1% người theo dõi của bạn đều được coi là một số lượng tương tác tốt. 

3. Đánh giá việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội trả phí

Ngoài những công sức đầu tư của bạn, bạn cũng nên đánh giá mức độ hiệu quả của việc ​​trả phí cho các kênh truyền thông xã hội khác nhau mà bạn đang sử dụng. Cho dù bạn đang tham gia vào các chiến dịch quảng cáo để: thúc đẩy mục tiêu tuyển sinh, tăng cường bài đăng trên các kênh để cải thiện phạm vi tiếp cận,…. bạn vẫn nên phân tích hiệu quả của các chiến dịch đó trong một khoảng thời gian cụ thể để xác định có đnag tiến gần đến mục tiêu không. 

Nếu bạn không tham gia vào bất kỳ phương tiện truyền thông xã hội trả phí nào,
“digital marketing audit” cho các trường học có thể là sự lựa chọn tốt để đánh giá xem bạn có nên tham gia hay không. Thông thường, các trường học tập trung vào mạng xã hội không trả phí thay vì phải trả phí bởi vì họ có quan niệm sai lầm rằng những trang mạng xã hội thông thường đều là ‘miễn phí’ và do đó sẽ tiết kiệm chi phí hơn.

Tuy nhiên, như đã minh họa trong phần trước, thực tế là sự hiện diện các mạng xã hội không trả phí sẽ rất cạnh tranh và cần rất nhiều thời gian và nỗ lực, có nghĩa là hàng giờ làm việc với nhóm của bạn. Ngay cả khi bạn bỏ thời gian, vẫn có thể khó đạt được kết quả bạn muốn, đặc biệt nếu trường học của bạn bắt đầu với cơ sở người theo dõi hoặc mức độ tương tác thấp. Thay vào đó dành nguồn lực đó cho các chiến dịch trả phí được thực hiện tốt có thể mang lại cho bạn nhiều lợi nhuận hơn và thậm chí có thể ít tốn thời gian hơn, rẻ hơn về lâu dài.

4. Bạn có đang thực hiện tốt các nguyên tắc cơ bản về Social Media Marketing không?

*Social Media Marketing: chiến dịch tiếp thị thông qua các ứng dụng mạng xã hội

Bạn có thể bị cám dỗ để tập trung vào bức tranh toàn cảnh về sự kết hợp giữa các kênh truyền thông xã hội, cách tiếp cận đăng bài và ngân sách, điều quan trọng là không được bỏ qua các nguyên tắc cơ bản.

Việc quản lý tốt có thể giúp bạn đi một chặng đường dài trên các phương tiện truyền thông xã hội và nó có thể giúp đảm bảo mọi yếu tố trong hồ sơ của bạn luôn được cập nhật và tận dụng tối đa mọi thứ có sẵn để bạn có thể chi trả cổ tức.

Ví dụ: nhiều mạng xã hội cho phép các thương hiệu đưa thêm thông tin vào phần Giới thiệu trong hồ sơ của họ. Điển hình là trên Facebook, bạn có thể thêm mô tả về trường học của mình, cũng như thông tin liên hệ (trang web, địa chỉ email, số điện thoại, vị trí), giờ làm việc và loại hình kinh doanh của bạn. Vì thế hãy đảm bảo bạn tận dụng tối đa tính năng này có thể thu hút nhiều khách hàng hơn.

Trang web cũng cho phép bạn liên kết các nguồn cấp dữ liệu xã hội khác của mình, chẳng hạn như Twitter và YouTube, với Facebook để khách truy cập có thể truy cập chúng thông qua tab khác trên trang của bạn.

Ví dụ: Trường đại học Georgetown University cho phép người xem kết nối đến với trang Twitter của họ từ Facebook.

Đảm bảo rằng tất cả các tài khoản được liên kết của bạn có thể giúp thúc đẩy mức độ tương tác trên các mạng khác nhau.

Các chi tiết khác cũng có thể mang tính quyết định. Ví dụ: cập nhật ảnh bìa của bạn vài tháng một lần có thể giúp hồ sơ của bạn trông mới mẻ, hay tạo hình ảnh nổi bật về những như sự kiện sắp tới hay thời hạn để đăng ký.

Ví dụ: Sau đại dịch COVID-19, CES Dublin đã cập nhật ảnh bìa để làm nhấn mạnh những lớp học trên mạng họ sẽ tổ chức. 

Khi tạo ảnh bìa, điều quan trọng là đảm bảo rằng chúng có kích thước và độ phân giải chính xác cho hồ sơ của bạn. Ảnh bìa quá khổ hoặc độ phân giải thấp có thể để lại ấn tượng không tốt cho người dùng mạng xã hội.

Bạn cũng nên chú ý đến mức độ đồng nhất của thương hiệu trên các kênh xã hội khác nhau. Những điều nhỏ nhặt như sự khác biệt về logo, sử dụng bảng màu và phông chữ không nhất quán hay thậm chí việc không sử dụng thường xuyên các yếu tố thương hiệu của trường học có thể làm suy yếu thương hiệu của bạn, khiến tài khoản của bạn trông kém chuyên nghiệp hơn.

Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng không có yếu tố nào trong số này có thể tạo ra hoặc phá vỡ chiến lược truyền thông xã hội của trường bạn, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi những chi tiết nhỏ này có thể giúp bạn được một chặng đường dài.

5. Xem xét mối quan hệ giữa phương tiện truyền thông xã hội và trang web của trường bạn

Một khía cạnh quan trọng khác cần xem xét khi ứng dụng social media audit là mức độ hoạt động của các kênh xã hội song song với trang web của bạn. Đối với hầu hết các trường học, thúc đẩy lưu lượng truy cập – và kỳ vọng khách hàng đến trang web của bạn sẽ là mục tiêu chính của các sáng kiến truyền thông xã hội và là mục tiêu quan trọng để đo lường thành công của nó. Mục báo cáo kênh xã hội trong Google Analytics sẽ cung cấp cho bạn ý tưởng tốt về mức độ lưu lượng truy cập và chuyển đổi mà mạng xã hội đang tạo ra cho bạn.

Ví dụ: Trong mục báo cáo kênh dưới đây, mạng xã hội chỉ chiếm dưới 15% lưu lượng truy cập các trang web cho trường học.

Nếu bạn nhận thấy rằng bạn không nhận được nhiều sức hút từ mạng xã hội trên trang web của mình như bạn mong đợi, hãy lập chiến lược để khắc phục điều này. Có thể bạn muốn đăng nhiều liên kết hơn đến nội dung trên trang web của mình trên mạng xã hội, xem xét các chiến dịch quảng cáo, đăng bài quảng cáo để tạo ra nhiều tương tác hoặc chuyển đổi trang web hơn.

Ở khía cạnh khác, bạn sẽ muốn xem xét trang web của mình thu hút khách truy cập vào các tài khoản mạng xã hội của bạn tốt như thế nào. Hai kênh này nên hoạt động song song với nhau, với trang web của bạn sẽ khuyến khích những khách hàng tiềm năng quan tâm tìm trường của bạn sẽ lên trên các mạng xã hội ưa thích của họ và theo dõi tài khoản của bạn để bạn có thể chào đón họ vào cộng đồng trực tuyến của mình và nuôi dưỡng sự quan tâm của họ. Điêu này có thể giúp biến những khách hàng tiềm năng, sinh viên hiện tại và cựu sinh viên thành những người ủng hộ cho trường của bạn.

Hoàn thành điều này có thể đơn giản bằng cách đặt các nút xã hội ở chân trang web để liên kết đến tài khoản của bạn, hoặc đặt các nút chia sẻ xã hội trên blog và các bài đăng tin tức để khuyến khích khách hàng tiềm năng giúp tăng cường nỗ lực tiếp thị nội dung của bạn.

Ví dụ: Blog sinh viên đại học của Đại học Princeton có các nút chia sẻ xã hội ở đầu bài đăng.

Bạn cũng có thể thúc đẩy những khách hàng tiềm năng theo dõi bạn trên mạng xã hội truy cập trang Cảm ơn của bạn và nỗ lực sử dụng email marketing.

Nhìn chung, mục tiêu phải là phát triển mối quan hệ tương trợ giữa trang web và tài khoản xã hội của bạn, nơi cả hai đều làm việc để củng cố lẫn nhau.

6. Sử dụng Social Marketing Audit dành cho trường học để đánh giá đối thủ cạnh tranh của bạn

Không có hình ảnh, nội dung nào trên mạng xã hội của trường học nào là hoàn hảo và trong nhiều trường hợp, chiến lược của bạn thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả như thế nào cuối cùng sẽ phụ thuộc vào cách chiến lược đó so với các đối thủ cạnh tranh chính của bạn.

Với suy nghĩ đó, có thể có rất nhiều giá trị trong việc đánh giá đối thủ cạnh tranh trên mạng xã hội đối với các trường học. Nói một cách dễ hiểu, kiểm tra đối thủ cạnh tranh bao gồm việc phân tích hành động trên mạng xã hội của đối thủ cạnh tranh dựa trên những tiêu chí mà bạn đang sử dụng để đánh giá chính mình. Một số điểm chính mà bạn nên tìm kiếm để xác định có thể bao gồm:

  • Họ có bao nhiêu người theo dõi trên các kênh truyền thông xã hội ưu tiên của bạn?
  • Họ thu hút được bao nhiêu tương tác trên mỗi mạng xã hội?
  • Họ hoạt động như thế nào trên các nền tảng xã hội khác nhau?
  • Mức độ phản hồi của họ đối với tương tác của người dùng?
  • Họ tích hợp các nền tảng xã hội vào trang web của họ tốt như thế nào?’
  • Họ đang chạy quảng cáo hay đẩy mạnh tăng cường bài viết?
  • Nội dung của họ có chất lượng cao không?
  • Họ có sử dụng tất cả các định dạng có sẵn không?
  • Thương hiệu của họ mạnh mẽ và đồng nhất như thế nào?

Bạn nên so sánh nỗ lực của đối thủ cạnh tranh với nỗ lực của chính bạn trong từng lĩnh vực này. Xem mức độ bạn đo lường so với những người hoạt động trong cùng một lĩnh vực với bạn sẽ giúp bạn chắc chắn liệu hiệu suất truyền thông xã hội của bạn là trên hay dưới mức trung bình đối với các trường giống bạn, từ đó bạn sẽ rút ra những kinh nghiệm thực tế để thành công. 

Nhìn chung, có thể bạn sẽ thấy rằng không đơn giản để đánh giá xem trường của bạn tốt hơn hay kém hơn đối thủ cạnh tranh. Học hỏi từ các chiến lược mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang áp dụng, cải thiện trong những lĩnh vực mà bạn đang thiếu hụt và đẩy mạnh gấp đôi trong trường hợp nếu bạn đã có một khởi đầu thuận lợi sẽ giúp bạn dễ dàng vượt lên trước họ trong dài hạn.

7. Phân loại điểm mạnh và điểm yếu của trường bạn trên mạng xã hội

Sau khi phân tích mọi khía cạnh của các hoạt động trên mạng xã hội của bạn theo cách này, bạn sẽ có một ý tưởng rất rõ ràng về những gì bạn cần làm để cải thiện.

Đừng ngạc nhiên nếu đó là một danh sách rất dài những điều cần củng cố. Không có gì lạ khi social media marketing audit dẫn đến hàng chục, thậm chí hàng trăm đề xuất cho những thay đổi cả nhỏ và lớn mà các trường nên thực hiện mạng xã hội. Và có thể trường học của bạn hiện tại không có đủ nguồn lực để giải quyết mọi thứ ngay lập tức.

Tuy nhiên, không cần phải nản lòng. Nếu bạn ưu tiên đúng các lĩnh vực cần cải thiện, bạn có thể tập trung vào những điều mà bạn cảm thấy sẽ có tác động tích cực nhất cho trường của bạn, và dần dần giải quyết các vấn đề khác khi bạn tiến bộ.

Ngoài ra, điều quan trọng là không nên tập trung quá nhiều vào việc giải quyết những tiêu cực của cách tiếp cận hiện tại của bạn và bỏ qua những mặt tích cực. Ví dụ: nếu bạn có sự hiện diện rất tích cực và gắn bó trên Facebook nhưng lại yếu hơn trên các nền tảng khác, thì việc tận dụng sức mạnh của bạn trên Facebook có thể có giá trị đối với trường học của bạn cũng như cố gắng phát triển trên các mạng khác. 

Bằng cách xác định và phân loại rõ ràng điểm mạnh và điểm yếu của bạn, những gì bạn có thể xây dựng và những vấn đề bạn cần giải quyết, social media marketing audit sẽ cung cấp cho bạn một nền tảng giúp trường của bạn đạt được thành công trên mạng xã hội trong nhiều năm tới.

Mục lục