Có lẽ bạn đã quen thuộc với Google, nơi mà 3,5 tỷ lượt tìm kiếm thông tin được thực hiện mỗi ngày?
Tuy nhiên, ngoài tìm kiếm, Google còn có vô vàn những tính năng khác.
Trên thực tế, có rất nhiều công cụ của Google phục vụ cho doanh nghiệp cực kỳ hữu ích nếu bạn là một marketer.
Vì vậy, hôm nay chúng tôi quyết định chia sẻ cho bạn một danh sách đầy đủ các công cụ marketing thiết yếu của Google để bạn có thể đảm bảo rằng doanh nghiệp của mình đang tận dụng tối đa tất cả những gì Google đang cung cấp.
1. Google My Business
Google My Business là một công cụ dành cho doanh nghiệp quản lý sự hiện diện trực tuyến trên Google Search và Google Map.Google Business là một công cụ dễ sử dụng và hơn nữa, nó hoàn toàn miễn phí. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tìm hiểu cách sử dụng thông qua hướng dẫn từ chính Google.
Google Business giúp bạn quản lý các thông tin về vị trí, sản phẩm… của doanh nghiệp được hiển thị trong kết quả tìm kiếm của người dùng Google. Đồng thời, nó còn giúp bạn tương tác tốt với khách hàng và giúp họ nắm bắt thông tin, từ đó bạn có thể mở rộng sự hiện diện thương hiệu của bạn.
Với Google My Business, bạn có thể đăng và quản lý bài viết, ví dụ như chia sẻ nội dung mới, quảng bá sự kiện, cung cấp những ưu đãi và thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn.
Như vậy, bạn hoàn toàn có thể sở hữu tất cả những lợi ích tuyệt vời trên từ Google My Business chỉ với 5 bước đơn giản dưới đây:
Bước 1: Truy cập Google My Business
Bước 2: Điền tên doanh nghiệp của bạn
Bước 3: Thêm vị trí của doanh nghiệp.
Bước 4: Chọn danh mục phù hợp
Bước 5: Lựa chọn những chi tiết liên lạc
2. Google Webmaster Tools
Bạn muốn biết được mức độ hoạt động hiệu quả của trang web mình trong mắt Google? Chỉ cần thiết lập tài khoản Google Webmaster Tool (GWT). GWT sẽ thông báo cho bạn bất kỳ dấu hiệu đỏ nào đang ngăn trang web của bạn được tìm thấy trong các kết quả tìm kiếm và giúp bạn phân tích lượng truy cập tìm kiếm hiện có của mình để bạn có thể hiểu được cách mà khách hàng có thể tìm thấy được bạn.
3. Google Suite: Docs, Sheets, Slides, and Forms
Bạn đang cộng tác trong một dự án với các marketers khác trong nhóm? Vậy thì bạn có thể sử dụng Google Suite, một tập hợp một số công cụ hỗ trợ tuyệt vời, thay thế cho phần mềm thông thường trên máy tính của mình. Dưới đây là danh sách của một số công cụ:
Google Docs (Google Tài liệu) dành cho tài liệu Word.
Google Sheets (Google Trang tính) cho bảng tính Excel
Google Slides (Google Trang trình bày) cho bản trình bày PowerPoint
Google Forms (Google Biểu mẫu) để dễ dàng thu thập các câu trả lời khảo sát đơn giản
Bạn có thể cân nhắc sử dụng chúng để chia sẻ và cộng tác trên các phân tích dữ liệu marketing, bản thảo bài đăng ebook hoặc blog, bản thuyết trình SlideShare, hoặc khảo sát và thăm dò ý kiến. Các dự án sẽ được tự động lưu và cũng có thể được truy cập trên các thiết thông qua ứng dụng dành cho thiết bị di động.
4. Google Ads
Nếu bạn muốn nỗ lực để không phải bỏ tiền để có thể được xếp hạng trong các tìm kiếm lúc khởi điểm, bạn có thể sử dụng Google Ads, sản phẩm pay-per-click (PPC) của Google. Nếu bạn vẫn chưa thử qua lần nào, thì hãy xem cách nó hoạt động dưới đây:
Bạn tạo quảng cáo tập trung chủ yếu vào các từ khóa cụ thể liên quan đến doanh nghiệp của mình và quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện ở trên hoặc bên phải kết quả organic search trên Google khi mọi người tìm kiếm những từ khóa này (xem ảnh chụp màn hình bên dưới). Chi phí quảng cáo của bạn phụ thuộc vào tính cạnh tranh của từ khóa bạn đang tập trung vào, nhưng bạn chỉ phải trả tiền nếu khách truy cập thực sự nhấp vào quảng cáo của bạn.
Hãy nhớ rằng Ads có thể nhanh chóng trở thành một công cụ marketing đắt tiền và không giống như organic search, nó mang lại “chiến thắng” nhanh chóng hơn là kết quả lâu dài (miễn phí). Điều đó có nghĩa rằng PPC có thể giúp bạn thiết lập kế hoạch chiến lược cho organic search của mình nếu được sử dụng một cách thông minh.
Bằng cách thử nghiệm các biến thể từ khóa khác nhau bằng PPC, bạn có thể nhanh chóng tìm ra từ khóa nào sẽ mang lại cho bạn lượng truy cậpchất lượng. Sau đó, bạn có thể sử dụng kiến thức này để nỗ lực tập trung vào SEO và sáng tạo content của mình. Điều này dẫn chúng ta đến công cụ thứ sáu…
5. Google Ads Keyword Planner
Nếu bạn đang tìm cách tăng cường SEO organic của mình, trước tiên bạn sẽ muốn thực hiện một số nghiên cứu về từ khóa. Nghiên cứu từ khóa giúp bạn xác định các từ khóa bạn cần tập trung vào khi bạn tạo nội dung blog và trang web. Đồng thời, hãy chú trọng vào SEO và sáng tạo nội dung để bạn có thể được tìm thấy bởi những đối tượng tìm kiếm phù hợp.
Mặc dù Google Ads Keyword Planner vốn dĩ là công cụ giúp bạn lập kế hoạch cho các chiến dịch Ads của mình, nó cũng có thể giúp bạn tìm kiếm các ý tưởng và đề xuất từ khóa mới để bạn nghiên cứu từ khóa organic của mình. Hãy nhớ rằng bạn sẽ cần phải thiết lập tài khoản Ads để sử dụng Keyword Planner, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn thực sự phải tạo quảng cáo.
6. DoubleClick Search bởi Google
Nếu Google Ads giúp bạn quyết định từ khóa nào để tập trung, thì DoubleClick Search là nửa còn lại của chiến lược search engine marketing (SEM) của bạn.
DoubleClick Search là một bộ sản phẩm của Google nhằm hỗ trợ các advertiser tạo và đo lường quảng cáo của họ để họ có thể nhắm đúng mục tiêu không gian trực tuyến. Mục đích của công cụ Tìm kiếm nhằm để “đóng vòng lặp” về nỗ lực marketing của họ giữa tìm kiếm và hiển thị, để cả hai kênh quảng cáo có thể bổ sung cho nhau. Công cụ này còn giúp bạn hiểu những từ khóa nào cần nhắm đến dựa vào đối tượng khách hàng của bạn và hành vi tìm kiếm của thị trường này đang thay đổi như thế nào trong thực tế.
7. Google Trends
Ngoài Google Ads Keyword Planner, Google Trends có thể là một công cụ tuyệt vời để giúp bạn đưa ra các lựa chọn từ khóa thông minh hơn. Nó cho phép bạn đánh giá mức độ phổ biến của một số cụm từ nhất định, so sánh chúng với các biến thể từ khóa khác, phân tích mức độ phổ biến của chúng thay đổi như thế nào theo thời gian và theo các vùng/ngôn ngữ khác nhau và hiển thị các từ khóa có liên quan. Điều này hữu ích trong việc nhận các đề xuất từ khóa mới.
Bạn đang cố gắng quyết định giữa hai biến thể từ khóa cho tiêu đề bài blog mới nhất của bạn? Hãy thực hiện một so sánh nhanh trong Google Trends để xem cái nào được tìm kiếm thường xuyên hơn:
Google Trends cũng có thể giúp bạn xác định các chủ đề, tin tức và nội dung thịnh hành. Điều này hữu ích cho việc phát hiện cơ hội để lấy tin tức.
8. Google Drive
Google Drive là dịch vụ lưu trữ trực tuyến miễn phí của Google, cho phép người dùng lưu trữ miễn phí lên đến 15 GB trên cloud cho các tệp như ảnh, tài liệu, các thiết kế, video, v.v… Bạn đang cố gắng gửi một hình ảnh lớn hoặc tệp PowerPoint cho những người khác trong nhóm của bạn? Google Drive cho phép bạn chia sẻ các tệp hoặc thư mục của mình với những người khác, giúp cho việc cộng tác trở nên dễ dàng và giúp bạn bớt đau đầu khi các tệp đính kèm email quá lớn.
9. Google Alerts
Google Alerts cho phép bạn theo dõi web để biết các từ khóa hoặc cụm từ cụ thể. Sau khi thiết lập, bạn sẽ nhận được thông báo qua email hoặc kết quả qua RSS bất cứ khi nào các cụm từ này được đề cập trực tuyến. Ví dụ: bạn có thể đăng ký để nhận thông báo bất cứ khi nào ai đó đề cập đến công ty, sản phẩm, giám đốc điều hành hoặc đối thủ cạnh tranh của bạn.
Công cụ PR này là một cách tuyệt vời để giữ vững danh tiếng của doanh nghiệp trên trực tuyến và phản ứng kịp thời với những đề cập trực tuyến về thương hiệu của bạn.
10. Google News
Newsjacking (bắt trend), hoặc tận dụng sự phổ biến của một câu chuyện tin tức để tăng mức độ thành công của sales và marketing của bạn, là một cách tuyệt vời để mang lại thành công cho một câu chuyện tin tức đã và đang thu hút. Nếu bạn quan tâm đến việc tận dụng newsjacking trong chiến lược content marketing của mình, hãy sử dụng Google News để tìm kiếm và xác định tin tức liên quan đến ngành của bạn với tiềm năng newsjacking tốt.
Xem thêm: Mọi thứ bạn cần biết về content marketing
11. Google Voice
Trong thời đại mà đa số mọi người đều sử dụng điện thoại của họ để lướt web, để quản lý các cuộc trò chuyện qua điện thoại là một điều hiển nhiên. Google Voice giúp bạn dễ dàng quản lý nhiều đường dây điện thoại, tạo tin nhắn thư thoại được cá nhân hóa tùy thuộc vào người đang gọi là ai và dễ dàng ghi âm các tin nhắn thư thoại.
Nó cũng cho phép bạn đo lường mức độ hữu ích của số điện thoại trên trang web của bạn. Ví dụ: nếu bạn bao gồm số này trên trang Liên hệ với chúng tôi, bạn có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu và hành vi của người dùng truy cập trang web của bạn.
12. Google Calendar
Chìa khóa để trở thành một marketer hiệu quả – đặc biệt khi bạn đang nắm giữ nhiều công việc cùng một lúc – chính là biết cách sắp xếp, tổ chức tốt. Hãy đăng nhập vào Google Calendar, một cách dễ dàng để sắp xếp ngày làm việc của bạn, theo dõi các cuộc họp và chia sẻ lịch trình của bạn với những người khác. Mọi thứ thậm chí còn hiệu quả hơn nếu doanh nghiệp của bạn sử dụng Google Apps for Work để đồng nghiệp của bạn có thể tự động sử dụng Google Calendar để đặt phòng hội thảo và kiểm tra khả năng tham gia vào cuộc họp của đồng nghiệp.
Nhưng đối với marketing, Google Calendar cũng có thể là một công cụ tuyệt vời để xây dựng lịch biên tập sắp xếp blog của bạn và các nội dung marketing khác. Việc này có thể được chia sẻ giữa những người đóng góp nội dung cả bên trong lẫn bên ngoài.
13. Google Analytics
Có bao nhiêu khách truy cập trang web của bạn khách mới so với khách cũ? Mọi người thường dành bao lâu dạo trên trang web của bạn? Nó có tỷ lệ thoát cao không?
Tất cả những câu hỏi phân tích quan trọng này có thể được trả lời bằng Google Analytics, một sản phẩm phân tích trang web miễn phí của Google. Google Analytics có thể cung cấp cho bạn thông tin chi tiết và rõ hơn về lưu lượng truy cập trang web của bạn và giúp bạn hiểu cách mọi người đang tìm kiếm và điều hướng trang web của bạn.
14. Google FeedBurner
Bạn muốn phát triển phạm vi tiếp cận của mình? Vậy bạn nên cho phép khách truy cập đăng ký theo dõi nội dung trên trang web, đặc biệt là blog của bạn, bằng cách sử dụng nguồn cấp dữ liệu. Với việc thiết lập tài khoản Google FeedBurner, khách truy cập trang web có thể đăng ký nội dung của bạn và nhận cập nhật thường xuyên qua trình duyệt web, trình đọc RSS hoặc email của họ. Và nhận thấy người đăng ký là nhân tố cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và phạm vi tiếp cận của trang blog doanh nghiệp, bạn không nên bỏ qua việc cung cấp các tùy chọn đăng ký cho nội dung của bạn.
15. YouTube
Đúng vậy! YouTube là một sản phẩm của Google từ năm 2006. Trên thực tế, hơn 1 tỷ người dùng trên YouTube dành hàng trăm triệu giờ trên YouTube và tạo ra hàng tỷ lượt xem mỗi ngày, các marketers video không thể bỏ qua nó như một công cụ tiếp thị mạnh mẽ .
Vì vậy, nếu bạn chưa có, hãy tạo ngay kênh YouTube cho doanh nghiệp của bạn tại đây.
16. Google AdSense
Nếu bạn quản lý một kênh YouTube, thì hãy đừng quên Google AdSense.
AdSense là công cụ hoàn hảo cho các marketer quản lý và tạo nội dung cho một thuộc tính internet đang phát triển, nhưng lại không biết cách kiếm tiền từ nó. Nếu bạn đăng ký Chương trình đối tác của YouTube ( Youtube’s Partner Program) và dẫn quảng cáo trên video của mình, bạn thực sự bắt buộc phải có tài khoản AdSense.
Công cụ này kết nối thuộc tính web của bạn với mạng lưới của những advertiser đang tìm cách dẫn quảng cáo trên các kênh có sức thu hút khán giả của họ. Vì vậy, nếu bạn quản lý blog, trang web hoặc kênh video phù hợp với đối tượng của một advertiser đang hoạt động, AdSense sẽ đặt quảng cáo của họ trên sản phẩm của bạn, lập hóa đơn cho advertiser và trả tiền cho bạn để dẫn nó.
Không phải ai cũng cần sử dụng tất cả công cụ của Google trong danh sách này, nhưng ngay cả những sản phẩm cơ bản nhất – khi được sử dụng đúng cách – có thể giúp doanh nghiệp trở nên gãy gọn hơn, thông minh hơn và hiệu quả hơn khi giao tiếp với khách hàng.