*Do It Yourself
Inbound Marketing (cách thức tiếp cận khách hàng dựa trên nội dung và sự tương tác mang lại giá trị hữu ích cho khách hàng) bao gồm rất nhiều phương thức khác nhau.
Những điều Marketing Inbound bao gồm là sáng tạo ra những nội dung mới mẻ, hay viết ra những trang blog, hay gửi những email cho khách hàng và thậm chí là xây dựng những trang landing pages và websites. Tuy nhiên đó chỉ mới là sự khởi đầu.
DIY đang là xu hướng khi người người người nhà nhà đều tự mình set up, quản lý mọi việc từ khâu marketing, sale cho đến chăm sóc khách hàng. Hiện nay có nhiều công cụ để bạn hỗ trợ mọi nhà lên chiến dịch Inbound Marketing mà không cần phải thuê agency.
Website/ Landing Pages
Một vài công cụ dưới đây hỗ trợ rất tốt trong việc xây dựng và quản trị website.
SquareSpace
Bạn cần một trang web chạy nhanh? Với Squarespace, việc tạo tài khoản và sở hữu một trang với domain riêng trở nên dễ dàng hơn và chỉ hao tốn của bạn trong 5 phút.
Tính năng của SquareSpace rất đơn giản, những hướng dẫn hiển thị trên màn hình là những gì bạn cần làm theo để tạo nên trang web.
Điểm mà Squarespace có thể gặp khó khăn là các trang web của họ không linh hoạt như các nền tảng khác và không được sắp xếp hợp lý để thực hiện tất cả so với những nền tảng chuyên dụng Inbound Marketing khác.
WordPress
WordPress là hệ thống đang sử dụng cho Internet. Nó là nơi khởi đầu việc xuất bản các bài đăng trên blog và hiện nay hơn một phần ba tổng số các trang web được lưu trữ bằng hệ thống quản lý nội dung WordPress.
WordPress cho phép bạn kiểm soát tốt nhất nội dung của mình. Bạn có thể đào sâu vào các tệp PHP cơ bản để làm cho trang web của bạn có thể sử dụng được mọi tính năng, tuy nhiên việc thiết lập một trang web WordPress có thể hơi khó khăn khi bạn không có kinh nghiệm và kỹ thuật. WordPress tạo không gian phát triển để thân thiện với người dùng.
WordPress có hàng ngàn plugin có sẵn, từ trình chỉnh sửa nội dung trực quan đến cổng thương mại điện tử, giúp việc thêm chức năng vào trang web của bạn tương đối dễ dàng.
Nhược điểm của WordPress là phải liên tục bảo trì trang web. Ngoài ra, các plugin có chức năng quan trọng trên trang web của bạn có thể bị hỏng khi có bản cập nhật, hoặc khi các nhà phát triển ngừng hỗ trợ chúng. Bên cạnh đó, các plugin này có thể là một lỗ hổng đối với các cuộc tấn công mạng nếu chúng không được cập nhật thường xuyên.
Social Media (Phương tiện truyền thông)
Phương tiện truyền thông xã hội luôn thay đổi. Luôn có những mạng lưới mới xuất hiện, mặc dù hầu hết chúng không phát triển đủ lớn để thu hút sự chú ý, đặc biệt là đối với các tổ chức B2B.
Bạn có thể quản lý từng tài khoản Facebook, Twitter và LinkedIn của mình trên giao diện riêng của chúng, nhưng điều đó có thể mất rất nhiều thời gian và công sức. Một chiến lược tốt hơn là sử dụng công cụ quản lý mạng xã hội để đồng thời giúp truyền bá thông điệp của bạn trên nhiều nền tảng.
HootSuite
HootSuite là lựa chọn tốt nhất để quản lý mạng xã hội. HootSuite có số lượng tích hợp trên nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất, vì vậy, công cụ này có khả năng hỗ trợ các mạng lưới quan trọng của bạn.
Bạn có thể lên lịch đăng bài, tạo thư trả lời tự động và sử dụng tiện ích mở rộng trên Hootlet để chia sẻ trang web. Ngoài ra, Hootlet cũng có một số lượng lớn các ứng dụng cho phép bạn tích hợp nền tảng của họ với các dịch vụ khác.
Nhược điểm của Hootsuite là sẽ rất phức tạp để hỗ trợ được tất cả các ứng dụng và nền tảng. Vì thế, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để tìm cách sử dụng công cụ trên hệ thống của HootSuite.
Email Marketing
Một trong những cách tốt nhất để quảng bá nội dung của bạn là qua email. Để gửi hàng loạt email đến một danh sách liên hệ và xem những email đó hoạt động như thế nào, bạn sẽ cần đến một giải pháp đó là Email Marketing. Hiện có các nền tảng email marketing như:
Mailchimp
Mailchimp là một nền tảng tuyệt vời, đặc biệt nếu bạn mới bắt đầu với chiến lược Inbound Marketing. Chi phí cho nền tảng này sẽ dựa trên số lượng email bạn muốn gửi.
Khi bắt đầu với danh sách dưới 2.000 địa chỉ liên hệ, bạn không mất một xu nào. Nhưng chi phí sẽ tăng lên khi bạn thêm nhiều người đăng ký hoặc khi bạn muốn gửi thêm nhiều email. Nếu bạn giữ được một danh sách người liên hệ ổn định, bạn có thể quản lý chi phí của mình.
MailChimp cũng có rất nhiều tích hợp với các nền tảng khác, kể cả các nền tảng được đề cập ở trên.
Hubspot
Hubspot với bảng điều khiển trực quan, rõ ràng của nó cho phép bạn tổ chức và quản lý các liên hệ trong thời gian thực tế và xem dữ liệu để giúp lập chiến lược cho các bước tiếp theo. Bạn có thể sở hữu số lượng người dùng và dữ liệu không giới hạn, với tối đa 1 triệu địa chỉ liên hệ. Các tính năng khác bao gồm trò chuyện trực tiếp, lập lịch họp, theo dõi email và thông báo, công cụ biểu mẫu, v.v. Điều tuyệt vời là khi bạn sẵn sàng chuyển sang Trung tâm tiếp thị cao cấp của HubSpot, quá trình tích hợp sẽ diễn ra liền mạch.
Tuy nhiên thì đối với các tập đoàn lớn, HubSpot có lẽ không phải là sự lựa chọn tối ưu. Bởi vì nền tảng này không có nhiều tính năng và đa dạng tùy chỉnh để có thể đáp ứng tối ưu nhu cầu của họ. Đối với các gói miễn phí, các tính năng marketing sẽ bị giới hạn đáng kể. Bên cạnh đó, chi phí cao cũng là một vấn đề đáng cân nhắc khi sử dụng HubSpot vì mức tiền trả hàng tháng sẽ tăng theo số lượng dữ liệu khách hàng chứa trong hệ thống.
GetResponse
GetResponse là một nền tảng Marketing Automation khá phổ biến hiện nay với kho template được thiết kế sẵn, chuyên nghiệp, giúp tiết kiệm thời gian trong việc thiết kế một email. Ngoài ra, GetResponse còn hỗ trợ tạo landing page (trang đích) và Webinar (hội thảo trực tuyến) đẹp mắt, thu hút. Thêm vào đó, việc xuất/ nhập danh sách khách hàng, thống kê, quản lý, phân tích người dùng trên nền tảng GetResponse được thực hiện rất dễ dàng.
Mặc dù vậy, nền tảng GetResponse lại không thực sự tương thích với điện thoại di động khi có nhiều người dùng phàn nàn rằng nhiều mẫu email hiển thị không rõ nét, bị khuyết viền màn hình ảnh trên ứng dụng Gmail. Bên cạnh đó, việc không đồng bộ data email với facebook và khó khăn trong việc tích hợp với công cụ bên thứ ba là một trong những điểm nên cân nhắc khi sử dụng nền tảng này. Một điểm cần lưu ý nữa chính là các cuộc hội thảo trên GetResponse, số người đăng ký trên landing page sẽ bị giới hạn phụ thuộc vào gói cước mà bạn chọn, và quảng cáo trên landing page sẽ không có tính năng A/B test.
Mautic
Có một lý do để chúng tôi sử dụng và đề xuất Mautic. Đó là bạn sẽ nhận được đa tính năng đầy đủ các khả năng tự động hóa tiếp thị. Hiện Mautic có thể đấu nối với các nền tảng khác như chatbot, sms, zalo, pop-up, CRM, ERP, hotline, landing page,…. tất cả các contact có được từ các nền tảng này đều trực tiếp đổ vào Mautic và tiếp tục hành trình nuôi dưỡng tự động để tiến dần đến sự chuyển đổi.
Hơn hết nữa là Mautic là một nền tảng tự động hoá tiếp thị nguồn mở, nên việc cài đặt nền tảng này là hoàn toàn miễn phí và bạn chỉ tốn duy nhất vài đô la để mua một máy chủ. Nhờ vào Mautic, bạn có thể xác định, phân khúc khách hàng tiềm năng và chấm điểm liên hệ, xây dựng chiến dịch, theo dõi, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng và thử nghiệm A/B một cách dễ dàng.
Tuyệt vời hơn chính là Mautic có thể hỗ trợ chuyển đổi chiến dịch tiếp thị và tự động hoá tiếp thị qua email và lập chiến dịch Inbound Marketing giúp các doanh nghiệp, tổ chức có thể tiếp cận đến khách hàng một cách thật hiệu quả.
Song song với những tính năng ưu việt kia, việc cài đặt và ứng dụng Mautic có lẽ là thách thức khá khó khăn với những cá nhân mới bắt đầu sử dụng. Bởi vì cấu hình của nền tảng này cực kỳ phức tạp nên vì thế sẽ tốn rất nhiều thời gian để cài đặt nếu như bạn không rành về kĩ thuật.
Reporting (Báo cáo)
Nếu bạn không tận dụng các chỉ số để đưa ra các quyết định tiếp thị, điều đó thể hiện bạn chưa ứng dụng Inbound Marketing. Nguyên lý cốt lõi của Inbound marketing là sử dụng công cụ phân tích để đo lường mức độ thành công và thực hiện các cải tiến dựa trên tương tác, hành vi của người dùng, SEO và một loạt các yếu tố khác.
Google Analytics
Không cần giới thiệu về Google Analytics nữa. Không ngoa khi nói rằng Google Analytics là website phân tích dữ liệu lớn nhất trên thế giới hiện nay và hơn hết là ứng dụng này hoàn toàn miễn phí
Google Analytics có thể cho bạn biết thông tin liên hệ của bạn bắt nguồn từ đâu (tìm kiếm, mạng xã hội, giới thiệu, trực tiếp, v.v.). Hơn hết nữa, ứng dụng có thể cho bạn biết cách mà họ chuyển đổi giữa các trang khác nhau trên trang web của bạn. Ngoài ra, Google Analytics còn cung cấp cho bạn thông tin nhân khẩu học về khách truy cập của bạn, chẳng hạn như vị trí của họ.
Bạn thậm chí có thể đặt ra các mục tiêu chuyển đổi để xem liệu trang web và các landing page (trang đích) của bạn có đang chuyển đổi khách truy cập hay không.
Nhược điểm của Google Analytics là khá phức tạp khi sử dụng. Bạn có thể mất hàng giờ để khám phá lượng dữ liệu mà nó muốn cung cấp cho bạn. Và biến dữ liệu đó thành một thứ hữu ích đòi hỏi bạn phải tự học hỏi, tìm tòi.
Tổng hợp
Cho dù bạn đang ở đâu trong hành trình học tập về Inbound Marketing, hiện nay vẫn có rất nhiều công cụ có sẵn giúp bạn có thể triển khai các chiến dịch marketing và tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng để đạt được mục tiêu bạn đề ra.
Tuy nhiên, áp dụng phương pháp DIY cho Inbound Marketing không phải lúc nào cũng tiết kiệm thời gian hoặc tiền bạc, vì vậy hãy lựa chọn một cách khôn ngoan và xem cách mà mỗi công cụ kết hợp với những công cụ khác. Việc chuyển đổi bánh răng Marketing không phải lúc nào cũng dễ dàng, vì vậy trước khi bắt tay thực hiện, bạn cần xem xét mô hình hoạt động của doanh nghiệp có áp dụng được không, ngân sách dự định chi cho việc vận hành công cụ là bao nhiêu, công cụ có phù hợp với mục tiêu bạn nhắm đến không,….
Nếu bạn vẫn chưa lựa chọn được giải pháp tối ưu cho mình, bạn có thể tìm hiểu thêm và kết nối với chúng tôi để được tư vấn miễn phí về nền tảng Mautic.