Chúng ta đã dành rất nhiều thời gian dùng social media trong năm 2020. Trong suốt năm qua, người tiêu dùng không chỉ dành nhiều thời gian sử dụng social media trò chuyện với những người thân yêu mà còn nghiên cứu sản phẩm thông qua các kênh social media, cập nhật tin tức mới nhất và giải trí.
Hiện nay thế giới vẫn phải tiếp tục chống chọi với đại dịch, nên các thương hiệu không ngừng tìm cách thu hút lượng lớn khán giả trên social media năm tới. Trong bối cảnh thay đổi liên tục này, các thương hiệu nên tập trung vào xu hướng social media nào?
Dưới đây là xu hướng social media mà marketer nên xem và áp dụng vào năm 2021:
9 xu hướng social media mà marketer cần theo dõi vào năm 2021
- Các thương hiệu sẽ tiếp tục áp dụng cách tiếp cận ít hơn để tăng hiệu quả tương tác và nâng cao trải nghiệm khách hàng
- Content có giá trị sẽ thu hút khách hàng ngay cả khi chất lượng sản xuất không được tốt
- Marketing đối thoại với người dùng
- Người tiêu dùng tương tác nhiều với content dưới dạng hình ảnh
- Video marketing tiếp tục là xu thế
- Trên thị trường sẽ xuất hiện nhiều thương hiệu làm marketing trên social media
- Các nền tảng social media có thể tăng gấp đôi số lượng người dùng sử dụng chức năng mua sắm trên kênh
- Social gaming bùng nổ
- Tính xác thực sẽ là yếu tố quan trọng thu hút người tiêu dùng tin tưởng vào thương hiệu
1. Dành ít thời gian post để tăng hiệu quả tương tác và nâng cao trải nghiệm khách hàng
Hơi nghịch lý vì post nhiều mới mở rộng được độ phủ, tăng tỷ lệ tiếp cận. Tuy nhiên không phải cứ post nhiều là mọi người sẽ nhớ vì nội dung bài post không chất lượng thì cũng thành như “công cuộc”. Nên chú trọng chất lượng hơn số lượng.
Năm nay, nhiều thương hiệu đã dành ít thời gian hơn để đăng tải post trên social media và dành nhiều thời gian hơn để chỉ sản xuất content có ý nghĩa, có giá trị và liên hệ với thế giới xung quanh họ.
Theo Hendrickson, xu hướng này có khả năng sẽ tiếp tục vào năm 2021. Hendrickson nói: “Khi thế giới đối mặt với đại dịch COVID-19, các thương hiệu bắt đầu đặt một câu hỏi mà họ chưa bao giờ tự hỏi mình trước đây: “khán giả của tôi có muốn nghe tin tức từ tôi ngay bây giờ không?”.” Bởi vì các thương hiệu cẩn thận hơn khi họ đăng post. Họ quan tâm nhiều đến trải nghiệm của khách hàng hơn trước. Vì vậy, họ dành nhiều thời gian để sản xuất các bài content hữu ích hơn và phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
2. Content có giá trị sẽ thu hút khách hàng ngay cả khi chất lượng sản xuất không được tốt
Nhiều doanh nghiệp buộc phải hoạt động từ xa hoàn toàn vào năm 2020, nên content marketing và video marketing được đăng tải trên social media phải sản xuất ngay tại nhà. COVID19 đã khiến nhiều thương hiệu trở nên khó khăn khi sản xuất content, đặc biệt là video. Họ không được sử dụng xưởng sản xuất hay hàng tấn thiết bị có sẵn, điều này có thể làm chất lượng sản xuất video trở nên không có chất lượng tốt như trước.
Tuy nhiên, người dùng social media vẫn tương tác tốt với các video và content được sản xuất ngay tại nhà, điều này chứng minh rằng content và video có chất lượng sản xuất thấp vẫn có thể thu hút người xem nếu nó thật sự có giá trị và mang lại trải nghiệm tốt cho họ. Vì người dùng social media họ cũng đang sử dụng Zoom, quay phim và làm mọi thứ khác bằng điện thoại vì mắc kẹt trong nhà do dịch bệnh, nên họ cảm thấy các content, video được sản xuất ngay tại nhà cũng rất hữu ích với họ ngay lúc này.
3. Marketing đối thoại với người dùng
Đại dịch cũng đã kéo theo nhu cầu trong việc kết nối của các thương hiệu với người tiêu dùng lên hàng đầu.
Ngày nay, các thương hiệu không chỉ truyền tải thông điệp một cách đơn thuần mà thay vào đó là nâng cao bằng việc trò chuyện và kết nối. Tương tác với người dùng bằng cách trò chuyện, đối thoại, từ đó xây dựng mối quan hệ là cách nhanh nhất thúc đẩy doanh số bán hàng.
Bán hàng ngày nay không còn là sự ưu tiên hàng đầu. Thay vào đó, chia sẻ thông tin, cách tương tác và quan tâm tới các vấn đề xã hội là cách để “giữ chân” người dùng trong tương lai.
Mặc dù tương đối mới nhưng nghiên cứu cho biết Marketing đối thoại có khả năng thích ứng cao, vì vậy các thương hiệu có thể thay đổi thông điệp của họ một cách nhanh chóng để đáp ứng các tình huống hoặc người tiêu dùng khác nhau. Ngoài ra, sự phát triển của AI và chatbot cũng dự đoán là công cụ giúp khai thác hết tiềm năng của tiếp thị đàm thoại trong tương lai.
4. Người tiêu dùng tương tác nhiều với content dưới dạng hình ảnh
Một số báo cáo đã chỉ ra rằng người dùng có xu hướng mong muốn tiếp cận thông tin dưới dạng hình ảnh hơn. Trung bình, một người sẽ ghi nhớ 10-20% thông tin từ một bài viết hay một bài nói, nhưng sẽ ghi nhớ đến 65% thông tin dưới dạng hình ảnh.
So với một bài viết dài, người đọc thường thích đọc content dưới dạng hình ảnh hơn và sẽ nhớ những thông tin trong đó hơn. Content dưới dạng hình ảnh là một dạng content hiệu quả cho blog hoặc để gửi gắm những thông điệp từ thương hiệu. Thông tin từ content dưới dạng hình ảnh dễ tiếp nhận hơn và đôi khi khiến người đọc cảm thấy thích thú. Đặc biệt, nó là dạng content hợp lý khi muốn truyền tải thông tin từ các nghiên cứu số liệu có tính chất hơi khô khan.
Content dưới dạng hình ảnh là dạng content có thể nhận được lượng share, lượt like cũng như sự thích thú cao nhất trong các dạng content. Đây là một cách hữu hiệu nhất để đưa thông tin của bạn ra bên ngoài một cách trực quan nhất. Một nghiên cứu cho thấy content dưới dạng hình ảnh có thể nhận được lượt share và like cao hơn gấp 3 lần so với các dạng content khác.
5. Video marketing tiếp tục là xu thế
Đầu năm 2020, báo cáo của HubSpot cho thấy video là nội dung marketing được sử dụng phổ biến nhất – và là loại nội dung hấp dẫn thứ hai trên social media.
Các nền tảng lớn như Facebook, Instagram, TikTok, Twitter và LinkedIn ngày càng ưu tiên hiển thị video trên nền tảng người dùng của họ, marketer có thể mong đợi lượng tương tác video sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.
6. Trên thị trường sẽ xuất hiện nhiều thương hiệu làm marketing trên social media
Vào năm 2020, do tình hình dịch bệnh nên vì nhiều thương hiệu buộc phải tổ chức hội nghị, sự kiện và các trải nghiệm khác trên nền tảng trực tuyến, đặc biệt trên social media, điều này thu hút nhiều người dùng social media quan tâm đến các thương hiệu hơn, từ đó các thương hiệu có thể làm tăng sự nhận diện thương hiệu của họ.
Hiện tại, nhiều thương hiệu đang sử dụng Facebook, Instagram, Twitch và Twitter để phát trực tiếp các sự kiện, Hỏi & Đáp, hướng dẫn và các loại nội dung khác. Những loại nội dung này giúp người theo dõi gắn bó với thương hiệu của họ hơn.
7. Các nền tảng social media có thể tăng gấp đôi số lượng người dùng sử dụng chức năng mua sắm trên kênh
Khi nhiều thương hiệu học cách kinh doanh trực tuyến, các nền tảng như Facebook, Instagram, Twitter, Snapchat và TikTok đua nhau phát triển các giải pháp online business marketing.
Trong khi TikTok và Snapchat mở rộng các dịch vụ online business marketing vào năm 2020, Facebook và Instagram cũng đưa chức năng mua sắm trực tiếp vào ứng dụng của họ.
Với các bài đăng trên Facebook Shops, Instagram Shoppable, người dùng có thể mua một sản phẩm được xem trong bài đăng ngay trên ứng dụng mà họ đang sử dụng. Điều này tăng sự tiện lợi cho người dùng.
Đối với các thương hiệu không thể xây dựng cửa hàng thương mại điện tử của riêng mình, họ có thể sử dụng các công cụ mua sắm trực tuyến trên nền tảng social media được đề cập ở trên để tận dụng các cơ hội bán sản phẩm trực tuyến một cách hiệu quả.
8. Social gaming bùng nổ
Khi COVID-19 bùng phát, người dùng chuyển sang trò chơi điện tử như một hình thức giải trí thay thế. Nhiều diễn đàn, group về game đã xuất hiện, tạo ra một cộng đồng dành riêng cho những người hâm mộ cùng chung sở thích. Năm 2021, những gì tiêu cực về thế giới game sẽ dần được xóa bỏ và các thương hiệu sẽ “tận dụng” nhiều hơn các cộng đồng này để phát triển brands.
Trong 13 tháng qua, số lượng các game thủ đã tăng từ 31,1 triệu người vào tháng 8 năm 2019 lên 41,2 triệu người vào tháng 7 năm 2020, và đặc biệt ghi nhận vào khoảng thời gian phong tỏa.
Ngoài ra, các từ khóa xuất hiện thường xuyên hơn không liên quan đến trò chơi mà là những người họ chơi cùng. Người dùng, bạn bè của họ và các cộng đồng, hội nhóm dùng các nền tảng như Twitch và Youtube để kết nối với các game thủ. Lý giải điều này là bởi, mọi người không thể đối mặt trực tiếp khi đại dịch bùng phát, họ chuyển sang xây dựng sự kết nối trong lĩnh vực kỹ thuật số. Các cộng đồng này dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ hơn vào năm 2021.
9. Tính xác thực sẽ là yếu tố quan trọng thu hút người tiêu dùng tin tưởng vào thương hiệu
Người tiêu dùng không chỉ cần những ưu đãi tuyệt vời để tin tưởng, nhận diện và đầu tư vào một thương hiệu. Tại thời điểm này, nhiều thương hiệu đã chú ý cần nắm bắt tính xác thực của thương hiệu.
Trong khi một số thương hiệu đã trực tiếp nói về suy nghĩ của họ liên quan đến COVID-19 hoặc các mục tin tức khác, những thương hiệu khác đã thể hiện tính xác thực bằng cách phân vùng khách hàng của họ thông qua nội dung do người dùng tạo hoặc lời chứng thực của khách hàng.
Khi được thực hiện một cách xác thực, chiến lược của thương hiệu có thể giúp họ nhận được sự tin tưởng từ khán giả đồng thời nâng cao nhận thức của người dùng là thương hiệu đó quan tâm đến người dùng.
Ngày nay, thế giới xung quanh chúng ta không ngừng thay đổi. Là một social media marketer, điều tốt nhất bạn có thể làm là tiếp tục nghiên cứu xu hướng, hành vi của người tiêu dùng online và dữ liệu social media để xác định xu hướng và hoạch định chiến lược phù hợp.