LIÊN HỆ & HỖ TRỢ

Quý khách hàng vui lòng để lại thông tin liên hệ. Chúng tôi sẽ liên lạc lại trong thời gian sớm nhât!

CẢM ƠN QUÝ KHÁCH ĐÃ LIÊN HỆ. VUI LÒNG ĐỂ LẠI THÔNG TIN CHÚNG TÔI SẼ LIÊN HỆ LẠI NGAY.
Liên hệ TriggerM Automation
Villa 32D6 Saigon Pearl
92 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh
quynp@triggerm.digital
092 189 8271
Kết nối với chúng tôi

7 sai lầm thường gặp khi gửi Email Marketing và cách tránh chúng

Khi bàn đến việc triển khai và phát triển các chiến dịch Marketing chất lượng, hình thức Marketing qua kênh Email vẫn là lựa chọn lý tưởng của doanh nghiệp đang kinh doanh trong thời đại số , đặc biệt là đối với SMEs (các doanh nghiệp vừa và nhỏ).

Nhưng không phải ai cũng thành công khi dùng kênh Email để tiếp thị. Năm 2020 chứng kiến hàng trăm doanh nghiệp phải rời bỏ cuộc chơi tiếp thị qua email vì thất thoát nhiều chi phí. Với kinh nghiệm ứng dụng thành công công cụ Mautic – Giải pháp hỗ trợ Email Marketing Automation, bài viết này sẽ tổng hợp 7 sai lầm thường gặp nhất khi triển khai Email Marketing

1. Không xác định rõ mục đích gửi

Khi gửi email cho khách hàng, điều quan trọng đầu tiên bạn cần xác định mục đích gửi email này. Bạn muốn họ đăng ký workshop, tăng doanh số, ….. hay đơn thuần là tăng lưu lượng truy cập vào web. 

Mỗi mục đích sẽ có cách truyền tải nội dung khác nhau. Tránh “ôm đồm” quá nhiều mục đích trong một email vì sẽ khiến khách hàng bối rối. Chẳng hạn như trường hợp bạn muốn họ đăng ký nhận tài liệu, nhưng nội dung lại vừa giới thiệu tài liệu, giới thiệu khóa học rồi cả chia sẻ mẹo, tips học hiệu quả kèm với đó là 2, 3 button, anchor text điều hướng. Khách hàng sẽ bị “lạc đường” trong email của bạn. 

Thay vì như vậy, bạn có thể tạo một chiến dịch Email với mỗi email là một nội dung nhắm đến một mục đích nào đó và xác định mục tiêu chính cho cả chiến dịch. Ví dụ, bạn muốn khách hàng đăng ký khóa học thì chiến dịch Email sẽ gồm email giới thiệu khóa học, email chia sẻ tài liệu, email chia sẻ các tips học hiệu quả,…. Như vậy, bạn sẽ khiến khách hàng nhớ đến bạn và tăng cơ hội chốt đơn hàng cao. 

2. Không tối ưu hóa cho thiết bị di động

Việc tối ưu định dạng email ngày càng được xem trọng hơn vì người dùng sử dụng điện thoại thông minh để mở email mỗi ngày. Vì vậy sẽ làm một sai lầm nếu bạn chỉ kiểm tra định dạng email trên máy tính.

Chú ý độ dài mỗi đoạn văn, kích thước chữ, hình ảnh, video,… để tránh gây ấn tượng xấu với người nhận. Theo số liệu thống kê từ Adestra, gần 3/ 4 người dùng sẽ xóa email chỉ sau vài giây nếu email của bạn không được tối ưu trên điện thoại. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt với cả chiến dịch Email của mình khi mà Bounce Rate ngày càng tăng (tỷ lệ thoát) và Open Rate (Tỷ lệ mở)  ngày càng giảm . 

3. Vi phạm điều khoản dịch vụ của nền tảng marketing qua email

Đa số doanh nghiệp hiện nay thường mua dữ liệu hoặc sử dựng của một bên thứ ba để nhập vào danh sách gửi email trên các nền tảng. Nhưng không phải nền tảng nào cũng cho phép bạn làm điều đó, họ yêu cầu người dùng phải tự thu thập mới có thể thêm vào danh sách gửi email. 

Hubspot, Mautics, Getresponse,… hay bất cứ nền tảng nào cũng có những quy định khi sử dụng. Hãy chắc chắn rằng bạn xem kỹ và nắm rõ các điều khoản của các nền tảng tiếp thị Email. Nếu người dùng vi phạm điều khoản sử dụng dịch vụ của họ, tài khoản của bạn sẽ bị khóa hay thậm chí là domain bị liệt vào danh sách đen. 

4. Không phân khúc khách hàng

Tiếp thị sẽ hiệu quả hơn nếu thông điệp truyền tải đúng với tệp đối tượng. Vì vậy thay vì chỉ phân khúc khách hàng theo các thông tin nhân khẩu như tuổi tác, giới tính thì các dữ liệu như sở thích, thói quen mua hàng,… sẽ mang lại nhiều giá trị hơn cho bạn. Bạn có thể đào được insight của họ, từ đó sản xuất nội dung giải quyết được nhu cầu của họ. 

5. Không có lời kêu gọi hành động rõ ràng

  • Muốn tăng doanh số nhưng không hề có lời kêu gọi để thúc đẩy người xem mua hàng
  • Muốn tăng lượt truy cập vào web nhưng lại không dẫn link web để kích thích họ nhấp vào đường link.
  • ….. 

Rất nhiều doanh nghiệp khi triển khai kênh email gặp phải những trường hợp này. Không phải cứ bày ra một danh sách sản phẩm là bán được hàng, không phải sao chép hết tất cả nội dung bài blog cho vào email là đủ khiến họ cảm thấy thú vị nội dung chất lượng mà truy cập vào website. 

Thay vào đó, bạn nên chèn hai đến ba hình ảnh sản phẩm và rút ngắn nội dung lại để tạo sự tò mò cho khách hàng. Đồng thời, sử dụng nút CTA thật bắt mắt để thu hút họ nhấp vào. Tuy nhiên, tránh dùng quá nhiều CTA trong email vì sẽ tăng nguy cơ vào spam.

6. Bỏ qua những cân nhắc về GDPR

GDPR (General Data Protection Regulation) là Bộ luật bảo vệ dữ liệu, khi những thay đổi trong GDPR có hiệu lực từ cuối tháng 5 năm 2018, thế giới tiếp thị thông qua kênh email cũng bị tác động lớn. Để tuân thủ GDPR, các doanh nghiệp phải đảm bảo khách hàng chấp nhận email từ mình và được yêu cầu phải đưa ra bằng chứng để chứng minh điều này. 

Điều này không những giúp bảo vệ người dùng nhận phải những email lạ, mà còn giúp doanh nghiệp gia tăng độ tin cậy với khách hàng. Bằng cách tránh các lỗi phổ biến khi gửi email và tuân theo các nguyên tắc pháp lý, doanh nghiệp sẽ gặt được nhiều lợi ích qua kênh này. 

7. Bỏ qua việc đo lường

Nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua bước đo lường trong quá trình chạy chiến dịch. Thực tế, nếu không theo dõi và đo lường, sẽ rất khó để cải thiện và phát triển chiến dịch Email Marketing. Vì những chỉ số như tỷ lệ mở, tỷ lệ thoát, số lượng người đăng ký mới hay lượng người hủy đăng ký,….là cơ sở để doanh nghiệp thay đổi cách triển khai nội dung, thay đổi hướng tiếp cận,… để tăng cơ hội tiếp cận với khách hàng tiềm năng.

Ngoài ra, khi tìm kiếm công nền tảng tiếp thị qua email, bạn có thể đánh giá nền tảng thông qua các công cụ phân tích được tích hợp trong nền tảng đó. 

Trên đây là 7 sai lầm mà doanh nghiệp thường gặp phải khi triển khai chiến dịch Email Marketing. Đảm bảo bạn đã nắm rõ những điều này để giảm nguy cơ “công cốc” khi đầu tư thời gian, nhân lực triển khai mà thu được kết quả tồi tệ. 

Mục lục